Thứ Tư, 25 tháng 11, 2009
20/11
Chuyện 1:
Mẹ Lủng: Tuần sau Lủng đi học
Mẹ Katy: Trường nào?
Mẹ Lủng: HD
Mẹ Katy: Xin được hay vậy? Tư à
Mẹ Lủng: 2.5 triệu đấy
Mẹ Katy: Trời, mầm non mà lại ở quận vùng xa xôi này nữa chứ.
Mẹ Lủng: Không đâu chị. Anh Th. mang Cún qua mà cũng không được đấy. Bà hiệu trưởng trả lại tiền vì ko còn chỗ nhét
Bình: Một năm tuyển sinh 100 cháu, hiệu trưởng có 250tr. Nghề này khá nhở
Chuyện 2 (chiều 20/11):
- Ủa, 20/11 mà không đưa Kyn đi tặng quà chúc mừng cô à?
- Quà gì. Năm nay làm phong bì cho gọn. Mà đưa hôm qua rồi
- Qua nhà đưa à?
- Đâu, đến trường đưa luôn
- Trời, ở trường sao đưa được
- Đưa cho Kyn mang vô cho cô luôn
Bình: Con 7 tuổi đã biết đưa phong bì cho cô. "Văn hóa phong bì" hình thành sớm quá nhỉ! Mẹ Kyn tào lao quá. Tiện thể kiểu đó bằng hại con
Chuyện 3 (mẹ Bon đi họp phụ huynh kể lại - trường tiểu học AH):
- Giáo viên chúng tôi chỉ sống bằng ngày 20/11 mà lớp này thì chẳng thấy đâu. Toàn tặng những thứ không xài được. Mấy lớp khác còn đỡ chứ lớp này.. (cô giáo chép miệng thở dài)
Hội trưởng hội PHHS đứng dậy xin lỗi cô. Cuối buổi đề nghị các vị PHHS mỗi người góp 200.000 bỏ phong bì cho cô
Chuyện 4 (ba Rhum kể cho ba Katy nghe):
- Anh thấy thằng con đầu học hành nặng quá, tội nghiệp. Anh rút kinh nghiệm thằng sau. Không cho học trường quốc tế vì không có tiền. Cho học trường công nhưng khổ thân nó quá. Sáng học, chiều bán trú, tối lại còn học thêm nhà cô nữa, nó chẳng biết vui chơi là gì. Nên vợ chồng anh nghĩ ra một cách vẫn nộp tiền cho con đi học thêm để cô quan tâm đến nó, không trù dập nó nhưng nó sẽ học ở nhà do 2 vợ chồng dạy. Tụi nó học cái kiểu mà học thuộc lòng cả phép cộng/trừ nữa thì anh sợ luôn. Chẳng hiểu giáo dục kiểu gì.
Bình: cách này ổn, chắc ba mẹ katy học hỏi.
Kết: Ôi cái chuyện học hành... Sợ nhất lúc nào đó cứ sáng sáng con lại "Ứ chịu đi học đâu"
Thứ Ba, 24 tháng 11, 2009
Sinh nhật
Nên mong chờ cả tháng nay
..."
Ngày ấy, Papa cưa cẩm mẹ bằng mấy cuốn sách của Lý Lan và bài thơ tự "tối tác như rứa.
Nhưng thấy ba xạo quá trời. Ba nói sinh nhật mẹ không nhớ ngày dzị mà tặng thơ và sách đúng vào ngày 24/11, rồi bì đặt nói lúc đó đưa lụi ai dè nó trúng....
Nhưng thôi dù sao nhờ rứa ba mới cõng được mẹ về dinh và linh tinh ra mình...
Happy birthday to my Mom... (sáng nay ba nói thay giùm mình rùi. Sang năm mình sẽ nói ngon lành hơn)
Thứ Hai, 23 tháng 11, 2009
Răng (2)
- Con cười đi
- Con nhe răng đi
- Con há miệng đi
...
Mấy ngày nay mẹ cứ lập đi lập lại mấy cái câu chán phèo. Ban đầu mình chẳng biết ý tứ ra sao nên cũng ngoan ngoãn nghe lời. Sau này phát hiện ra thì ra mẹ nhìn thấy 2 cậu em răng hàm dưới, 1 em răng hàm trên và thêm 2 em răng cửa hàm dưới nữa đang ùn ùn biểu tình... chúng đứng lố nhố lăng nhăng, chẳng ra hàng ra lối gì cả. Đúng là con rồng cháu tiên không quen với Lê-nin trong hiệu cắt tóc. Thế là kể cả mới thằng lú lú thì đội ngũ răng cỏ của mình bữa nay được 13 tên rồi. Nhiều phết. Vậy mà vẫn cháo xay nhuyễn như bột. Hơi bèo nhỉ!
Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009
Nghịch cảnh (sưu tầm nhà namloc56)
Chiện người lớn nhưng chép dzìa cho ông ba đọc hen..
Trích
Mỗi người khi làm một việc gì đều có lý do riêng. Tôi cũng có lý do của tôi. Có một câu ví von mà cánh đàn ông chúng tôi khá tâm đắc là người đàn ông như cái bình trà, luôn có xung quanh những cái tách là những người phụ nữ. Những năm gần đây, ngoại tình không còn là chủ đề mới và đang có xu hướng gia tăng.
Cuộc hôn nhân của tôi? nếu nói "tôi không thỏa mãn với sự lựa chọn này" xem ra chẳng có gì ngạc nhiên. Bạn bè, đồng nghiệp, những người quanh tôi mấy ai không phàn nàn về người bạn đời của mình. Nhưng, cũng không thể nói khác được. Tôi đang dùng lý trí để duy trì cuộc sống vợ chồng của mình, một cuộc sống chỉ còn trách nhiệm và mệt mỏi.
Sao không ly hôn đi? làm đàn ông mà cứ sống hai mặt thì có đáng là đàn ông không? Tôi cũng từng nghĩ đi nghĩ lại điều đó. Nhưng, cuộc sống có những thách thức thật khó đối mặt. Tuy việc ly hôn ngày nay không đến nỗi ghê gớm nữa, nhưng cũng không phải muốn là làm được. Những người bạn của tôi, có văn hóa , có sự nghiệp vững vàng, có gia đình bề thế...cũng bị hút theo những cuộc ngoại tình ngoài luồng, và cũng rơi vào tình trạng chung : không vượt qua được cuộc "nội chiến" bản thân. Trách nhiệm với chính mình, trách nhiệm với con cái, địa vị, danh dự và những thứ vô hình khác có sức mạnh trói buộc thật ghê gớm.
Bạn tôi nói, đối mặt, giải quyết được hết các vấn đề của một cuộc ly hôn,, đến lúc hai người về ở với nhau được cũng mệt lử, lương tâm lại còn không thanh thản. Anh ấy cũng đang có tình cảm sâu nặng với một phụ nữ đã có chồng. Hai người bàn tính chuyện ly hôn để về sống với nhau một cách hợp pháp, nhưng cuộc chiến đấu thất bại ngay từ đầu. Cuộc ly hôn nào không để lại những vết thương. Bố mẹ hai bên, họ hàng và day dứt hơn cả vẫn là những đứa con. Thành ra họ đành sống trong lẫn lộn vui buồn, giằng xé mâu thuẩn. Ngoại tình thì dễ, lấy nhau mới khó, có một diễn biến như ý càng khó hơn. Mà lấy nhau rồi, chắc gì cuộc sống đã được êm xuôi, tốt đẹp như lúc đang là tình nhân. Ai dám chắc một tình trạng hôn nhân tương tự không lặp lại.
........................................................
Tôi cần cái võ hôn nhân. Tôi cũng quen với cuộc sống có tình nhân rồi. Chưa bao giờ tôi thấy mệt như lúc này.
Vợ tôi đến giờ vẫn chưa biết gì chuyện tôi có tình nhân. Nhưng với đà này, liệu một ngày mọi sự có lộ ra? chẳng ai đảm bảo được điều đó. Vợ tôi vốn rất tin tưởng tôi. Phát hiện sự phản bội này, phản ứng của vợ tôi ra sao. Điều đó không nói ra ai cũng hình dung được. Sẽ là một trận chiến kinh hoàng. Gia đình đổ nát. Và con gái tôi sẽ tổn thương thế nào? Nỗi đau khổ, thiệt thòi của người tình tôi cũng khó đong đếm nổi. Tương lai cô ấy thuộc về đâu? Tất cả chỉ vì tôi đã không chiến thắng được sự ích kỷ và tham lam của mình.
Không ai một lúc làm tốt được nhiều việc, nhưng tôi vẫn cứ phải ngày qua ngày, tháng qua năm vừa là một người chồng, người bố tận tụy, vừa là một người tình có trách nhiệm.
Nhìn những người đàn ông không bồ bịch, tôi cứ thèm được trở về ngày trước thảnh thơi, không vướng bận. Kiểu ví von đàn ông như cái bình trà có xung quanh mấy cái tách là người đẹp xem ra không hẳn đã phù hợp với mọi đàn ông. Nếu dừng lại ở sự cảm mến nhẹ nhàng, bạn có thể rút lui êm xuôi khi bạn muốn, nhưng khi đã là tình cảm thực sự thì chẳng dễ gì. Ai ở trong cuộc mới hiểu nỗi khổ này.
Hãy giữ cho mình sự nghiêm khắc nhất định, dẫu sức hút đó, nhu cầu sẻ chia đó là có thật. Nếu bạn sa xuống hố, không chỉ là mình bạn mà còn kéo theo cả nhiều người khác. Cuộc hôn nhân nào cũng có vấn đề. Thay vì kéo dài, buông xuôi, hãy nghĩ cách điều trị, xem ra vẫn tốt hơn là đi tìm niềm an ủi bên ngoài.
Tìm đến người thứ ba không phải là biện pháp giải quyết vấn đề hôn nhân. Trĩu nặng lòng bạn, nặng trĩu lòng người. Đau đớn trái tim không biết lúc nào nguôi.
Nghịch cảnh của tôi hẳn chẳng phải cá biệt!
X.C
Thứ Tư, 18 tháng 11, 2009
Kinh nghiệm xương máu về những sai lầm trong nuôi con kiểu Việt Nam (phần 3)
Đây là tiến độ tập ăn của Mít:
Giai đoạn sơ kỳ: (5-6 tháng)
5 tháng: bắt đầu tập ăn dặm, tập từ 1 thìa cháo trở đi (1 thìa là 5 ml). (Tăng dần lên từng thìa, cho đến khi ăn được 6 thìa = 30ml).
Cháo trắng nấu tỷ lệ 1:10 (1 gr gạo 10ml nước). nghiền nhuyễn, rây qua lưới, (hoặc xay cũng được), không nêm gì hết.
Giai đoạn này thực chất chỉ là tập ăn, tập làm quen với thìa, tập nuốt. Còn lượng ăn rất ít, vẫn ăn sữa như bình thường.
6 tháng: Chính thức ăn dặm. Gọi là chính thức nhưng mỗi bữa vẫn chỉ 40ml thôi, thêm 10-15ml rau. Sữa vẫn là chính. Ăn cháo xong uống bù thêm sữa tùy nhu cầu. So với các bạn ở VN thì cực ít, nhưng mẹ cháu vẫn hỉ hả lắm... Nếu bát cháo 200ml theo công thức của VN chắc chắn Mit chán không ăn hết.
Mỗi bữa tổng cộng khoảng 60ml (40ml cháo, 15ml rau).
Cháo bánh mỳ, chỉ nghiền bằng tay, không rây nữa
6.5 tháng: Khi bé đã quen với thìa, biết nuốt, tầm 6-6,5 tháng, bắt đầu không rây nữa (tương đương với không dùng máy xay nữa). Cháo nghiền cho hạt vỡ ra (hoặc nấu từ cháo gạo vỡ). Tỷ lệ vẫn là 1:10.
Mẹ cháu được một người bạn từ VN sang cho 1 túi gạo vỡ. Ko biết là cỡ bao nhiêu, chỉ biết hạt rất nhỏ, như hạt tấm thôi. Mấy ngày đầu thì mẹ cháu nấu xong lại đem nghiền thêm 1 chút nữa. Sau đó khoảng 1 tuần thì cũng không nghiền nữa. Túi gạo 0,5 kg, ăn hết là khoảng 2 tuần, cũng vừa vặn tốt nghiệp cháo gạo vỡ.
Khoảng 6 tháng 3 tuần, Mít ăn cháo gạo vỡ, lổn nhổn thế này:
Đến cuối giai đoạn sơ kỳ, chỉ nghiền sơ sơ. (tương đương với cháo hạt cỡ to)
Ở Nhật có bộ đồ chế biến ăn dặm, và họ không dùng máy xay. Theo kinh nghiệm mẹ Ổi đã từng dùng máy xay với Ổi và lần này dùng bộ chế biến tay với Mít thì dùng máy xay rất khó để điều chỉnh độ thô. Để chuyển đổi từ dạng xay nhuyễn sang dạng thô hơn thì nên dùng gạo vỡ (nếu bé khó khăn thì nghiền thêm bằng cối nghiền). Máy xay hoặc là nhuyễn hẳn, hoặc là vẫn có chỗ thô quá, bé dễ ọe.
Giai đoạn Giữa kỳ (7-8 tháng)
Mít về VN đến 8,5 tháng mới quay lại Nhật, trong thời gian ở VN mẹ cháu không chụp ảnh món ăn nên không có tư liệu.
Tiến độ tập ăn thì thế này
Đầu giai đoạn giữa kỳ
7 tháng 1 tuần: Cháo hạt loãng 1 gạo 8-10 nước. Thịt xay. Rau luộc chín rồi dùng dụng cụ chế biến ăn dặm để mài (thô hơn xay 1 tý).
8 tháng: cháo hạt đặc hơn, 1 gạo 7 nước. Thịt vẫn xay. Rau băm.
Với độ nhão này, Mít vẫn nuốt chửng thức ăn. Nhưng về khả năng nuốt thô thì ổn. Cháo hạt 1:7 khá đặc, rau lá mẹ băm nhỏ, Mít ăn và nuốt rất tốt
8,5 tháng: Chuẩn bị sang giai đoạn sau, Cháo hạt đặc hơn nữa: 1 gạo 5-6 nước.
Là lá la la... Mít bắt đầu có phản xạ nhai rất rõ rệt.
Có sách trong tay, có kinh nghiệm các bé ở Nhật xung quanh mình, mẹ mạnh dạn hơn, và mẹ phát hiện ra thêm một niềm vui tuyệt vời nữa, mà hồi nuôi Ổi mẹ chưa biết đến, là mỗi phát triển của con trong sự nghiệp tập ăn. Hầu như là mỗi tuần Mít đều có tiến bộ. Hầu như mỗi ngày con đều làm cả nhà cười sung sướng. Này nhé. Mấy hôm trước thì xoài, đu đủ, chuối phải dùng thìa nạo, vài hôm sau đã ăn được miếng xắt 1-2 mm. Vài hôm nữa lại miếng to hơn. Cùng 1 món mà bố mẹ liên tục bất ngờ vì những tiến bộ của em. Lúc thì đi ăn hàng với bố mẹ, em đã có thể ăn từng mẩu xúp lơ xanh đến hết cả bông lơ của anh Ổi. Lúc thì sáng đòi ăn mì tôm, sợi dài em mút tụt vô miệng chén ngon lành... làm cả nhà cứ mắt tròn mắt dẹt ... Em nuốt thô ngày càng thành thạo. Nhai bằng lợi ngày càng giỏi hơn.
Mít còn biết hút bằng ống hút nữa rồi nhé. Ai lại cứ xúc từng thìa nước nữa, chẳng ra dáng tý nào. Sau mỗi bữa ăn bây giờ em cầm cốc tu vài phút là hết tiêu 50 ml nước hoa quả.
(Về kinh nghiệm tập cho uống ống hút: Mấy ngày đầu Mít chỉ biết cắn cắn chơi chơi, thỉnh thoảng mút 1 cái, chẳng may có tý nước vào miệng. Nhưng bữa nào mẹ cháu cũng dọn ra, cho Mít quen dần. Khoảng 1 tuần là Mít hiểu, trong cái cốc đó có nước. Nếu mút thì sẽ được nước vào mồm)
. Thịt băm, Răm xắt nhỏ. Hoa quả mềm như đu đủ, xoài xắt nhỏ 2 mm.
Giai đoạn Cuối kỳ
9 tháng: Bây giờ thì Mít đã ăn thô giỏi lắm rồi. Có vẻ như Mít đã rất sẵn sàng để ăn cơm như của bố mẹ... Mít cực kỳ thích ăn cơm người lớn. Bố tham hay cho cả thìa cơm mà Mít cũng ăn vèo cái hết. (cơm gạo Nhật mềm và dẻo mà). Lại rất thích thức ăn của bố mẹ. Bữa cơm của cả nhà là Mít phải lượn 1 vòng bằng hết các món thì thôi. hehe...không có món gì thoát khỏi hai hàm ...lợi của Mít ... hehe ... đến thời điểm này Mít mới nhú được 1 chiếc răng khoảng 1 mm, 1 chiếc có vẻ đang chọc lợi lên. Với vốn "công cụ lao động" ít ỏi thế mà Mít đã cắn được từng miếng bánh vỡ ròn tan, cắn chuối từ quả chuối bố cầm, cắn dâu tây ... còn miếng thì xắt to cỡ đầu ngón tay là vô tư rồi.
Theo sách thì đáng ra đầu giai đoạn cuối kỳ, lúc này vẫn ăn cháo 1:5 (1 gạo 5 nước), nhưng vì Mít rất thích ăn đặc, nên mẹ cháu nấu 1 gạo 3-4 nước (như cơm nát rồi). Rau xắt khúc.
Ăn thô được, thực đơn của Mít đa dạng hơn nhiều rồi. Mít ăn đủ cả: gạo, spaghety, undon (mỳ Nhật), bánh mỳ, corn flake,...
9 tháng:
10 tháng:
11 tháng:
Mẹ thường đổi bữa cho Mít ngày 3 vị khác hẳn nhau. Sáng bánh mỳ, hoặc mỳ ống, khoai tây, khoai lang, corn flake.... Trưa thì mì Nhật, bún phở,... tối cơm,... rau thịt cũng mỗi bữa một kiểu. Trộm vía, cho Mít ăn là một công việc vô cùng thú vị. 2 mẹ con cứ toe toét hỉ hả với nhau... Nhìn cái miệng em nhai mà yêu không tả được... Nghĩ lại ngày xưa anh Ổi bị mẹ nhét sáng cháo chiều cháo tối lại cháo. Huhu... thương Ổi quá.
Mít hút ống hút quá thành thạo rồi. Cực thích uống nước. Má tóp cả vào mà mút, điều chỉnh tốc độ mút và tốc độ nuốt nhịp nhàng, tọp tọp tọp tọp....hihi ...yêu thế. Nhoắng cái hết nước...
Với tiến triển như bây giờ thì mẹ cháu đã nhìn thấy trong tầm tay chuyện đi chơi ngày chủ nhật không cần mang thức ăn riêng cho Mít rồi. Hihi...
Giai đoạn hoàn thiện: 1 tuổi-1,5 tuổi
Tình hình ăn uống của Mít lúc 15 tháng: Một đứa trẻ không bị đánh mất niềm vui ăn uống sẽ muốn thử thức ăn khi thấy món mới, thấy ai uống gì cũng xin. Đối với đứa trẻ này, ăn là khám phá, ăn là thích thú. Còn với những đứa trẻ như Ổi, khi đã có một quãng thời gian dài bị ép ăn thứ mình không thích, bị ấn tượng sợ ăn thì ngay cả bây giờ đã ăn ngon miệng với hầu hết mọi thứ, nhưng vẫn còn di chứng: Phản ứng hoàn toàn ngược lại với Mít khi có đồ ăn không quen, luôn dè chừng, từ chối thử, với tâm niệm sẵn trong đầu: nó không ngon, không cần thử cũng biết. Mà ngày xưa hồi mới ăn dặm Ổi cũng thích ăn, ăn nhanh lắm đấy. Huhu...
Chắc sẽ có nhiều người nghĩ mẹ Ổi ở nhà không đi làm thì mới có thể chăm cho Mít thế này. Thực ra ở nhà các mẹ có ông bà, có oshin còn sướng gấp mẹ Ổi vạn lần. So với quấy bột nấu cháo hổ lốn và để bé ăn nuốt chửng thì có vất vả hơn 1 tý nhưng cũng vui, vả lại chịu khó vài tháng còn hơn phải xì chét mấy năm. Và với pp đông lạnh thì thực ra cũng không tốn thời gian nhiều lắm. Hôm trước nhà Ổi đi ăn hàng, thấy có một nhà có 3 đứa trẻ, Cả 3 đứa và bố mẹ nó đều ngồi ăn uống enjoy như nhau, không phải cảnh mẹ xoay ngang xoay ngửa lo đút cho con ăn. Đứa lớn nhất nhỏ hơn Ổi, đứa bé nhất lớn hơn Mít. Bố Ổi bảo: thế là trong lúc nhà mình nghỉ ngơi thì họ đã kịp sản xuất 3 đứa. Hihi...Thế để thấy nuôi con kiểu Nhật là thế nào. Với cách nuôi của VN thì có mấy mẹ dám đẻ thế không? Những cảnh đó không hiếm gặp ở đây đâu, mà họ không có ông bà giúp đỡ, không có người giúp việc gì đâu nhé. Nói thế để động viên nhau tý, thêm động lực thoát khỏi sức ì và lối mòn đã tồn tại bao đời ở VN.Vài thắc mắc mọi người hay hỏi
Sau đây là vài thắc mắc liên quan khác và sau một thời gian nhiều người hỏi, và tìm hiểu mẹ cháu đã được biết thêm
1. Ở VN, sách báo bác sĩ vẫn đều khuyên trẻ chỉ bắt đầu ăn cơm nát từ khi có đủ răng (từ 2 tuổi), vậy ngoài Nhật ra thì các nước khác thế nào?
Trả lời: Ở Mỹ, Pháp, Anh, Úc,...đều có tiến độ tập ăn giống - gần giống như Nhật (nói là gần giống vì có lệch nhau đôi chút về từng tháng tập ăn), nhưng đều cho bé ăn thô vào giai đoạn bé có phản xạ nhai tự nhiên tầm gần 1 tuổi. Chưa tìm thấy nước nào ngoài Việt nam khuyên phải ăn cháo đến 2 tuổi. (ko biết Trung Quốc thế nào nhỉ, phải hỏi ai đó mới được)
Ở Nhật thì câu hỏi "bé tập nhai thế nào? có suôn sẻ không?" là một trong những vấn đề quan tâm không thể thiếu trong việc đánh giá sự phát triển của bé giai đoạn từ 9 tháng đến 1,5 tuổi. Bên cạnh các thể loại sách báo, các họat động miễn phí hướng dẫn mẹ tập cho con ăn đúng thời kỳ cũng rất được chú trọng.
2. Bé không có răng thì nhai làm sao?
Trả lời: Bé nhai bằng lợi, bằng răng cửa.
Mít 10 tháng nhai miếng cà rốt ninh mềm to bằng đầu ngón tay cái, nhai bằng lợi mà nát bét cả ra nhé,
3. Nhiều người thắc mắc sao bé ọe, không nhuyễn là ko ăn được.
Theo kinh nghiệm của mẹ Ổi Mít, có những khả năng sau đây, các mẹ thử kiểm tra xem có mắc cái nào ko nhé
1-) Thô quá
2-) Cứng quá
3-) Đặc quá
4-) Xúc thìa đầy quá
5-) Loãng quá nhưng lổn nhổn phần thô vào phần nhuyễn. Bé ăn nhuyễn tưởng nuốt chửng được, nghẹn vì miếng thô lẫn trong đó. (chính vì thế mẹ Ổi không có đoạn chế biến kiểu xay lợn cợn, dùng máy xay hoặc là sẽ nhuyễn nhuyên nhuyên tất cả, hoặc là sẽ có chỗ thô quá chỗ nhuyễn quá, ko thể đạt một độ thô nào đó theo ý mình được)
6-) Bé có triệu chứng viêm họng/ốm
4. Bé đi ị ra miếng rau và miếng cà rốt lẫn trong phân, như vậy có phải là bé không tiêu được không?
Trả lời: Việc lẫn rau cỏ...xắt nhỏ nguyên cả màu rau trong phân em bé là chuyện thường gặp. Đúng là bé chưa tiêu hóa tốt, nhưng không có nghĩa là bé không tiêu được tý nào. Thức ăn ra nguyên theo phân thì người lớn cũng có. Đối với trẻ con, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên có như vậy cũng không nên lo lắng. Bé vẫn hấp thu được những dinh dưỡng cần thiết, không cần hạn chế các loại thực phẩm của trẻ. Nếu bé không chê, mẹ cứ thử cho bé các loại thực phẩm mới. Cungv với khả năng hấp thu ngày càng cao, dần dần bé sẽ tiêu hóa tốt hơn, tình trạng ra nguyên thức ăn trong phân như vậy sẽ giảm dần. (theo bác sĩ: ~~~ sách ~~~)
5. Khi mẹ tăng độ thô bé không đáp ứng được:
Một điểm nữa cũng nhiều người lúng túng mà mẹ Ổi muốn lưu ý là: các tiến độ tập ăn như trên chỉ là giới thiệu chung chung. Như Mít thì đã theo đúng tiến độ như vậy một cách suôn sẻ, nhưng cũng tùy từng bé. Các mẹ luôn nhớ là mỗi bé một khác nhau, hãy lựa theo đáp ứng của con mình. Khi nào bé sẵn sàng, nghĩa là bé hào hứng ăn, ăn được nuốt được, không nôn trớ, output tốt, tăng cân bình thường thì hãy tiếp tục step up. Đồ cứng quá hoặc thô quá không hợp với khả năng cũng sẽ khiến bé lười nhai. Phản ứng của bé là câu trả lời tốt nhất cho mẹ chứ không phải bất cứ một tiến độ theo sách vở, hay theo bé nào khác. "Con mình là con mình". Mẹ quán triệt được điều này thì sẽ có được sự thanh thản, kiên trì, và bình tĩnh. Nếu vì thấy bé ko làm được mà mẹ đâm ra lo lắng căng thẳng thì lại thành lợi bất cập hại. Điều quan trọng nhất vẫn là bé có hứng thú ăn hay không. Không bao giờ ép bé phải cố gắng vì cái bé ko thích, hoặc chưa làm được, đó là nguyên tắc.
6. Ăn chung hay ăn riêng?
Mít dưới 8 tháng thì lúc ăn riêng lúc ăn chung. Có khi thì nấu chung từ lúc nấu, có khi nấu riêng rồi lúc ăn lại trộn, có khi cho ăn riêng thìa nọ thìa kia theo hình tam giác. Sau 9 tháng thì mẹ nấu riêng nhiều hơn, như thực đơn ở trên. Quả tình Mít bây giờ (1,5 tuổi) ăn tạp hơn Ổi rất nhiều, ngay cả so với Ổi bây giờ là 6 tuổi. Tuy nhiên nếu bé của bạn ko thích ăn riêng thì theo mình ko nên quá căng thẳng về việc tập cho bé ăn riêng, bé ăn ngon miệng quan trọng hơn. Thỉnh thoảng thử xen kẽ là đủ. Vả lại, đằng nào thì khoảng gần 1 tuổi là bé ăn cơm nát thức ăn miếng khá tốt rồi nên cũng ko sợ bé phải ăn cháo hổ lốn quá lâu.
*** Cho tất cả các câu hỏi: tôn chỉ hành động là "hãy tôn trọng bé".
7. Khi bé ốm: bé ăn nhuyễn hơn, có sợ sau này bé quên nhai không?
Khi bé ốm thì bé không thể ăn thô, ăn đặc được, cũng như người lớn thôi. Lúc đó hãy làm thức ăn cho bé loãng hơn, mềm hơn, nhuyễn hơn. Làm sao cho bé ăn được là tốt rồi. Khi nào bé khỏi ốm dần dần bé sẽ lại ăn được bình thường, sẽ không quên nhai đâu.
8. Bộ đồ chế biến ăn dặm mua ở đâu?
Nếu ở Nhật, tên bộ đó là: 離乳食調理セット (Rinyusyoku chyori setto) Có thể mua ở các cửa hàng chuyên bán đồ em bé, mua qua mạng, mua ở các Drug sotre (Những siêu thị chuyên đồ gia dụng)
Ở VN hình như cũng có đồ của Falin tương đối giống, giá rẻ hơn mua đồ Nhật nhiều. Mua ở đâu thì mẹ Ổi không biết, trong WTT đã có topic hỏi cái này đấy ạ.
Thứ Ba, 17 tháng 11, 2009
Kinh nghiệm xương máu về những sai lầm trong nuôi con kiểu Việt Nam (phần 2)
Lượng ăn và ép ăn:
Một trong những nguyên nhân quan trọng nữa làm bọn trẻ ở VN chán ăn là bị ép ăn quá nhiều. Lượng ăn tiêu chuẩn theo sách bs dinh dưỡng khuyên là 200ml/bữa, nhiều gấp 2-3 lần bữa ăn của trẻ Nhật giai đoạn đầu. Xem thực đơn mẫu cho trẻ 2-3 tuổi của Viện dinh dưỡng Trung ương mà ặc ặc...người lớn cũng không chắc đã ăn nổi chứ đừng nói đến trẻ con: 6 giờ 2 lưng bát con cơm nát với thức ăn rau, thịt, canh + 1quả chuối tiêu. 8 giờ mời con xơi tiếp 1 bát cháo trứng 200ml ... ặc ặc... (nguồn tham khảo: http://bibi.vn/component/option,com_specialsub/task,showDetail/content_id,595/cat_code,TDTLT/sub_code,23TUOI/ ). Ăn lại còn chậm như bọn trẻ ở nhà thì cứ gọi là thôi bữa nọ xong thì tiếp luôn bữa kia, chẳng còn mở mắt ra được nữa. Chả hiểu mấy bác phát minh ra cái thực đơn này có nuôi con theo thế không mà đi khuyên con người ta như thế.
Ở Nhật, từ khi mang thai, các bà mẹ đã có ý thức ăn uống vừa phải. Chỉ được phép tăng khoảng 10 kg. Mẹ bầu Mít chung kết là tăng 13 kg, mà bị nhắc nhở suốt thai kỳ. Rất hiếm người tăng đến 13 kg khi mang bầu. Họ không cho rằng mẹ phải ăn thật nhiều để con to khỏe mới là tốt. Quan niệm bà bầu phải ăn cho 2 người giờ đến bà già ở đây cũng tuyên bố là cổ hủ lạc hậu. Hehe...Trẻ con Nhật sinh ra thường chỉ từ 2,8 kg đến 3 kg. Mít trong bụng mẹ luôn bị bác sĩ lắc đầu: to quá, trong khi nói kích thước ra thì ở VN bảo có gì đâu mà to. Vì kiểm soát sức khỏe như vậy, các bà mẹ Nhật sinh con xong rất nhanh chóng trở lại form ban đầu, đi khám định kỳ 1 tháng sau sinh mẹ đã mặc quần cạp trễ cũng không hiếm gặp, trông cứ phơi phới như thiếu nữ...con 3-4 tháng là hầu hết mẹ đều trở lại thon thả như thường. Trong khi ở Việt Nam các bà béo ú béo ụ sau sinh được coi là bình thường…phải béo thế mới có sức, ai không béo mới là có vấn đề cần lo lắng. Con đến cả 1 tuổi, 2 tuổi rồi mà mẹ vẫn béo. Và rồi không bao giờ trở lại số đo cũ cũng là điều đương nhiên. Thực tế thì phụ nữ Nhật họ đâu có béo mà họ vẫn khỏe, một mình một tay nuôi 2-3 đứa con trứng gà trứng vịt làm gì có người giúp việc (người Nhật còn thường đẻ rất dày nữa), chồng thì đi làm đến 11 giờ đêm mới về… không khỏe sao làm vậy được. Về lâu về dài, người Nhật cũng vẫn là người sống lâu nhất thế giới. Chưa nói đến khía cạnh mẹ béo, con to quá dễ sinh đủ các thứ bệnh. Ở đây, Mít trong bụng mẹ siêu âm thấy hơi to một chút (ở mức độ nếu ở VN thì sẽ đáng tự hào hơn là lo), thì bác sĩ Nhật đã yêu cầu mẹ thử máu xét nghiệm tiểu đường ngay từ trong thai kỳ.
Một đứa trẻ và một bà mẹ ở Việt Nam được khen là nuôi con tốt khi đứa trẻ đó bụ bẫm, thậm chí là béo. Nhiều đứa trẻ cân nặng đã nằm trong miền báo động thì bố mẹ lại tự hào, rồi được lấy làm gương cho những đứa khác, nhiều đứa trẻ hoàn toàn bình thường thì ai cũng xót xa: nó gầy quá. Bà mẹ nào cứng bóng vía thì cũng sẽ bị ông bà, cô dì chú bác, người thân quen dèm pha: nuôi con kiểu gì mà nó bé tý thế. Thằng X, con bé Y, cũng ngần ấy mà nó nặng … kg rồi cơ đấy. Một trong những lời thăm hỏi nhau không thể thiếu là thằng bé, con bé mấy kg rồi? Ngay như Ổi, lần nào gọi điện nói chuyện với ông bà cũng không thể thiếu nội dung cân nặng. Hehe…
Trẻ con Nhật về VN chắc là bị chê suy dinh dưỡng hết lượt. Ở khu nhà Ổi, tất cả bọn trẻ con đều nhỏ hơn Ổi ở độ tuổi tương đương. … Ở Yochien, Ổi là đứa lớn gần nhất lớp nhưng mà về VN chẳng là gì hết. Nhưng các bà mẹ Nhật ở đây họ không than vãn con còi, không tìm cách ép con ăn. Họ chỉ cần nó khỏe, ngoan, nghịch ngợm phát triển bình thường là được. Thay vì chú trọng nhồi cho con béo, họ đem con ra ngoài vận động nhiều để phát triển thể lực, phát triển trí tuệ. Thay vì sợ con cảm ốm sẽ sụt đi vài lạng, con được ra ngoài chơi là quan trọng hơn. Con cởi tất ra để tập chịu rét tăng sức đề kháng là quan trọng hơn. Bọn trẻ con Nhật mũi dãi ròng ròng mà chân không tất, sờ vào lạnh ngắt như kem là cảnh thường thấy…Chẳng phải kháng sinh gì hết. Lớn lên chúng khỏe. hehe … Mẹ ở VN mà thế sẽ bị chê là lười biếng, chăm con không chu đáo. Nhưng kết quả là ra ngoài rồi mới thấy giống người yếu nhất thế giới là người Việt Nam. Đi bộ vài trăm mét đã thở ra đằng tai. Trời hơi lạnh đã áo đơn áo kép mà vẫn cảm cúm tùm lum…
Con bé Miku-chan cháu bà Etchan, nửa năm không tăng cân tý nào, mới gặp lần trước 11 tháng 9.5 kg tròn xoe như bóng, lần sau 18 tháng vẫn chỉ có 9.8 kg, gầy nhẳng. Bảo mẹ nó là nó bé, mẹ nó cãi: không bé đâu, bình thường đấy. Trong khi vào WTT, 10 mẹ thì 9,5 mẹ kêu con lười ăn, kêu nó bé, trong khi chỉ số đưa ra so với bọn Nhật này còn cao chót vót. Nhìn thực đơn thì toát mồ hôi, thấy ăn ăn uống uống suốt ngày, thế mà vẫn con lo tính nhồi thêm. Hóa ra kêu ca hay đau khổ cũng là do mình nghĩ thế nào thì nó là như thế thôi.
Vì không chăm chắm lo cho nó tăng cân, nên vào những khoảng thời gian sinh lý, lúc bé ốm đau, bé lười ăn hơn thì họ cũng không sốt ruột mà ép uổng bé, dẫn đến ấn tượng sợ ăn, và mắc bệnh chán ăn mãn tính luôn.
Cũng chính vì không ép ăn nên bọn trẻ con Nhật đứa nào cũng thèm ăn. Mỗi khi đi chơi hoặc có bạn đến nhà. Đem bánh kẹo hoa quả ra là bọn trẻ con Nhật nhảy bổ tới, còn Ổi dửng dưng như không. Mẹ Ổi thì dỗ con: con ăn cái này không? Con ăn cái kia không? Còn các mẹ khác thì: Ăn nốt cái đó thôi đấy nhé. (Họ nói thế trong khi con họ bé tý đấy nhé, ở VN là bị coi là còi đấy nhé). Ổi ăn được 1 cái thì bọn kia chả xơi hết cả chục cái rồi…. Kết quả chung cuộc là đứa trẻ không bị ép, không bị mắc chứng chán ăn, sẽ ăn nhiều hơn nhiều. Bố mẹ thì nhàn tênh.
Thế tại sao ăn thế mà không bụ? bởi vì cũng sẽ có bữa chúng nó hầu như chẳng ăn gì. Không sao, không phải canh từng bữa. Lúc nãy nó ăn 1 quả quít với bánh sembei rồi. hêhê…(những 1 quả quít cho bữa tối cơ đấy), 1 tuổi đã không uống sữa gì hết, cũng chẳng sao…chẳng 1 lời than vãn sốt ruột nào. Nó không thích, đơn giản thế thôi.
Mọi người sẽ bảo: cuối cùng thì là chúng nó vẫn còi là không ổn rồi. Đúng, chúng nó còi nhưng chúng nó sau này vẫn cao 1m7, 1m8 cả, chúng nó khỏe, dai sức. Chúng nó còi nhưng thói quen ăn uống tốt. Không làm bố mẹ phiền lòng. 1 tuổi rưỡi là đi chơi khắp nơi ăn cái gì chung với bố mẹ cũng được rồi. 2 tuổi ngồi bàn đàng hoàng, tự xúc cơm, mì ăn nhanh như người lớn…kết thúc bữa cùng người lớn không phải đợi chờ giục giã. Bố mẹ con cái có nhiều thời gian vui vẻ hạnh phúc với nhau thay vì mặt nặng mày nhẹ vì bữa ăn. Tự lập và tự tin, vì được tôn trọng ý thích, được làm theo ý thích của mình, không bị nghe bố mẹ rầy la. Đó là những cái mà bọn trẻ và bố mẹ của chúng được.
Không đáng để học tập sao?
Mẹ Mít đang học để làm cho Mít đây.
Mẹkaty cứ copy về đây rồi đọc sau
Thứ Hai, 16 tháng 11, 2009
Hâu
Mình yêu hoa, yêu từ lâu lẩu lầu lâu, từ cái ngày đầu tiên mẹ chỉ cho mình bông hoa vàng vàng hoàng anh gì đó. Hoa gì cũng yêu, từ bông to đến bông bé, từ bông đỏ đến bông hồng, từ hoa thật đến hoa giả, từ hoa trong tranh đến trong hình, trên báo, trên tivi, trên quần áo.... Yêu thế nên mình đã phát âm từ HOA thật đơn giản, dễ dàng và mình nhận ra hoa ở khắp mọi nơi.
Ấy thể mà 2 tháng nay mình rất buồn vì mình không hiểu sao mình không gọi hoa được nữa. Mỗi lần mình gọi hoa mẹ lại chép miệng thở dài. Mình cố gắng lắm cũng chỉ nói được "Hâu, hâu"...
Thế mới đau.
Sao vậy nhỉ?
Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2009
Nhầm
- Meo meo
- Không, con chó mà con. Nó SỦA làm sao con?
- âu âu
- Con mèo nó kêu làm sao con?
- Meo meo
- Con gà nó gáy làm sao con?
- O o
- Con vịt nó kêu làm sao con?
- Chạp chạp
- Con heo nó kêu làm sao con?
- Eo eo
- Không, con heo nó phải kêu ụt ịt chứ con.
- (trời mình học dốt ghê. mẹ bày hoài mà không nhớ. Ngơ ngác nhìn).
- Con heo nó kêu làm sao con?
- Ịt ịt (nhưng ngày mai mà hỏi lại là quên luôn)
- Giỏi lắm. Vậy con Katy nó kêu làm sao con?
- Mẹ mẹ.. (và ôm chặt lấy mẹ, hít hà thơm mẹ)
(Yêu thế bảo sao đi làm mà không nhớ con đứt ruột)
Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2009
Bận
- Nhô...
- Katy à con?
- Ai... ai... dzị?
- Katy ơi! Mẹ - mẹ - mẹ nè
- Mẹ mẹ mẹ mẹ...
- Dạ dạ dạ dạ
- Mẹ?
- Con đang làm gì vậy?
- Chơi...
- Con ăn chưa? Con có uống nước nhiều không? con....
- Bla blo blo ay za... za ... (con bận lắm, không có thời gian nghe điện thoại đâu)
....... (rầm)
- Aloo aloo ... con đâu rồi, Katy, Katy?
Khổ thế, mình cứ phải suốt ngày tiếp điện thoại, nào là ba, bà ngoại, bà nội, bác hai, thỉnh thoảng bà dì, ông dượng,... Sốt ruột lắm cơ. Không nghe thì bảo là không ngoan, mà nghe thì mình không rảnh tay làm chuyện khác được, với lại cái ống nghe nó nặng trịch ấy, mình dữ được một tí là mỏi tay đứ đừ. Thành ra lúc nào mình cũng phải cúp máy bất lịch sự như vậy đó.
Thứ Tư, 11 tháng 11, 2009
Răng
Lúc mới 2 tháng mình bắt đầu thấy ngứa lợi kinh khủng, cứ múm môi suốt ngày, mẹ sinh nghi và phát hiện có 2 cái chi trắng trắng mọc lên từ lợi. Mẹ gọi là răng. Từ đấy mình trở nên được nhiều người quan tâm hơn, ai đến thăm cũng săm soi cái răng, ai gọi điện hỏi thăm cũng chỉ hỏi cái răng, mẹ gửi hình cho ai người ta cũng yêu cầu gửi cái nào có chụp được 2 cái răng,... đi đâu cũng nghe bàn tán về cái sự mọc răng sớm của mình. Người bảo dư canxi, người bảo xui, người bảo hên, người bảo thế thì nhanh mọc hết hàm lắm nhỉ,.... Bàn tán, phân tích, đoán già đoán non quanh chuyện cái răng của mình suốt. Riêng bác sĩ thì tỉnh bơ bơ, chả có gì ngạc nhiên khi mẹ khoe răng...
Thứ Hai, 9 tháng 11, 2009
Thứ 2
Đầu tiền là ba. Ba nhẹ nhàng chui ra khỏi giường lúc mình đang ngủ nên mình chẳng biết gì, rồi ba thơm khẽ hai mẹ con và đi. Mình mơ màng không biết đã kịp mi gió tạm biệt ba chưa (lúc ấy mình còn đang phê tít).
Rồi đến tên béo thứ 2 là mẹ. Mẹ lén lút rút ti ra khỏi miệng mình, nhẹ nhẹ đắp thêm miếng chăn mỏng, kê cái 2 cái gối sát 2 bên giường, cẩn thận tém mùng thật chặt và nhanh nhanh chạy ra chợ. Đến 7h thì đánh thức mình dậy bằng những câu đe dọa "con không nhanh lên là không tạm biệt mẹ trước khi đi làm đấy nhé", "dậy đi chứ nắng chuẩn bị chạy ra khỏi nhà là con không phơi được đâu đấy nhé", "con nướng thế thì làm sao ăn sáng kịp"... Cứ vừa xếp mùng mền chăn chiếu mẹ vừa ra rả như thế. Mới sáng sớm mà đã như loa phóng thanh rồi. Mình lồm cồm bò dậy thì đã thấy mẹ quần áo chỉnh tề. Thôi chết rồi, chỉ còn 25 phút quấn quýt cùng mẹ với màn chà 6 cái răng, rơ cái lưỡi, rửa cái mặt, thay cái bỉm, rửa cái trym,... (tất cả thực hiện tại phòng ăn, gần cửa sổ để tranh thủ nắng ban mai) là mình phải chia tay mẹ những 11-12 tiếng đồng hồ... Mẹ mẹ mẹ ... mình òa lên tấm tức. Hic hic. Biết rồi, thế là mẹ lại đi, đi đến tối mịt mù với về. mà cả tuần ngày nào cũng đi như vậy.. Mẹ lại bỏ mình ở nhà thui thủi một mình... Mình khuân hết đám đồ chơi ra chơi, chán lại bỏ vào thùng, chán rồi lại bật tivi, hát hổng một mình, nói chuyện một mình và thấy ngày sao dài quá vậy.
đua xe tí
Đợi lâu mệt quá nằm gục xuống luôn
Và đây là vũ điệu vui mừng khi ba mẹ về
Thứ Tư, 4 tháng 11, 2009
Mẹ ơi, con ghét đi học
Kết quả học tập của con bạn không tốt là do bé không hề có hứng thú, cũng có thể là vì bé chưa học đúng sức mình. Đã bao giờ bạn để ý rằng việc ghi nhớ đối với trẻ này là dễ dàng nhưng lại rất khó khăn đối với một trẻ khác? Một ví dụ cụ thể là con gái bạn có thể hình dung bản đồ địa lý trong đầu sau khi nhìn bằng mắt, trong khi con trai bạn lại cắn đầu bút chì không dứt, khó có thể ngồi yên và tập trung.
Làm thế nào để kích thích sự ham học của trẻ. |
Bé học theo cách nào?
Một số trẻ học bằng thị giác. Khi nhìn thấy thứ gì đó mới lạ, chúng dễ dàng ghi nhớ vào đầu. Những trẻ này tập trung và học tốt nhất nếu chúng được nhìn những hình ảnh nhiều màu sắc, vẽ, đọc truyện…những thứ kích thích thị giác.
Nhóm trẻ khác lại thích học bằng cách nghe và nói. Các bé phải được nghe và nhắc lại thông tin mới có thể ghi nhớ được. Bé thích mấp máy môi nhẩm lại điều được học. Các bé cần tập nói với một người bạn, phát âm thành tiếng, tham gia vào nhóm thảo luận nhỏ…
Có những trẻ lại chỉ thích được thực hành trong suốt qúa trình học. Vì vậy mà những bài toán, thí nghiệm, game, ghép mô hình hay những vở kịch ngắn lại trở nên hấp dẫn với trẻ. Ngược lại, ngồi trên ghế để học theo lối thị giác hay thính giác lại trở thành cực hình.
Không may rằng khi bậc cha mẹ thấy trẻ như vậy lại nghĩ rằng con mình quá hiếu động và tìm cách ngăn cấm. Nếu bạn giúp con mình tìm hiểu và khám phá cách học phù hợp, chắc chắn bé sẽ thành công trong lớp học. Việc học nhờ vậy mà trở nên nhẹ nhàng hơn, bé ghi nhớ nhanh hơn và nhớ được lâu. Và bé sẽ không còn cảm thấy ghét đi học nữa.
Môi trường học tập giúp bé yêu thích việc học
Để giúp con bạn bộc lộ được khả năng học tập tốt nhất, điều quan trọng là cần xem môi trường học tập như thế nào là phù hợp với bé nhất.
Thời gian: Con bạn càng lớn thì thời điểm phù hợp cho việc học cũng dần thay đổi, đó là lí do bạn thường xuyên để ý xem những bài tập về nhà của con được hoàn thành vào sau bữa tối hay ngay bữa sáng. Hãy sắp xếp thời gian của con sao cho các bé làm những bài tập khó nhất vào lúc chúng cảm thấy thích học nhất, còn bài dễ hơn thì "để dành" khi cảm hứng đã vơi đi.
Nguồn: Images. |
Đồ ăn vặt: Hãy thử con bạn bằng cách đưa cho bé đồ uống hay bánh snack một vài lần rồi ngưng. So sánh qua những lần như vậy sẽ giúp bạn biết được thức ăn vặt sẽ là động lực hay trở ngại đối với con bạn. Tuy nhiên, với con trẻ, một thỏi sô-cô-la tuyệt hảo cũng là cách khuyến khích đấy!
Ánh sáng: Có trẻ thích học ở nơi sáng đèn và đồng thời cũng có những trẻ không thích ánh sáng trực tiếp chiếu vào nơi mình học. Vậy sao bạn không hỏi trong hai cách, bé chọn cách nào?
Bàn học và sàn nhà: Bạn có thấy thắc mắc khi con gái bạn có thể ngồi khoanh chân trên sàn nhà trong lúc bé trai lại thích ngồi vào bàn hàng tiếng đồng hồ? Cho dù cả hai vị trí này khiến bạn thấy không thoải mái thì không có nghĩa là trẻ cũng thấy khó chịu. Ngay cả việc tựa tay trên một chiếc ghế cũng có thể giúp bé có thành tích tuyệt vời nếu điều đó giúp con bạn tập trung thật tốt.
Hãy là người mẹ thấu hiểu: Hãy là một nhà thám tử tài ba để khám phá tính cách của con mình và xác định đâu sẽ là môi trường học tập tốt nhất cho bé. khi biết cách tập trung vào khả năng học tập của con, bạn sẽ giúp con trẻ trở thành những con người tài giỏi và có ích cho xã hội. Và trên tất cả, đây chính là nghĩa vụ thiêng liêng của bậc làm cha làm mẹ.
Ngô Hòa/Sức Sống Mới
Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2009
Thứ bảy
Nghe "thứ 7" là mình thấy tê-lê-phê rồi.
Thứ 7 - nghĩa là mẹ đi làm muộn hơn mọi ngày một tí
Thứ 7 - nghĩa là mẹ đi làm về vào buổi trưa hoặc trễ nhất thì cũng chiều sớm
Thứ 7 - nghĩa là buổi chiều ba mẹ chở mình đi siêu thị hay đi chơi dzòng dzòng đâu đó
Thứ 7 - nghĩa là ngày mai mình sẽ có mẹ ở nhà nguyên một ngày
một ngày mà mẹ có thể đút ăn cho mình ba bữa (dù mẹ rất chi là bạo lực và hung ác)
một ngày mà mình có thể yêu cầu mẹ hát ru mình ngủ trưa theo của ý của mình (học, bà ơi bà, bé bé hay bất cứ bài nào mình có thích nghe)
một ngày mà mình có thể ti mẹ bất cứ lúc nào mình thèm... chỉ cần "mẹ, hị hị" là mình sẽ được mẹ cho mâm mâm cái thứ nước lạt hơn gain, không thơm bằng gain nhưng mát lịm và mình mê tít thò lò
một ngày mà mình có thể cưỡi lên lưng mẹ và phi cộc cộc bất cứ lúc nào mình muốn
một ngày mà mình có thể ra ngõ đua xe bất cứ lúc nào mình thích và luôn có một fan cực kỳ trung thành luôn cổ vũ và theo sát mình
một ngày mà mình cảm thấy hạnh phúc nhất
...
ôi yêu thứ 7 quá, thứ 7 đến cho mình ngày hôm sau là chủ nhật
Thứ Tư, 28 tháng 10, 2009
Ốm nữa
Bài này mình thuộc luôn. Và mẹ cũng thuộc luôn.
Ấy thế mà cứ nhất định phải xuống đó. Đường thì xa, rồi khói, bụi, gió,... nhiêu đó không cũng đủ làm mình ốm thêm ấy chứ.
Hy vọng tối nay mình không ho nữa, không ói nữa, không sổ mũi nữa thì mẹ sẽ tha không vác mình xuống ND tái khám.
Chả muốn bệnh tí nào mà tại cái mùa này làm mình khó chịu.
Thật chán chết đi được.
Thứ Hai, 26 tháng 10, 2009
Cảm nhận
Cu Bin xông ra, giựt một bông. Con ngỡ ngàng giựt lại nói không mặt rất chi là kênh kiệu. Nhưng "nó trông khỏe thế kia mà" nên Bin đã "cướp" được một cái. Thình lình Bin ngắt từng cánh hoa một vứt đi. Lần lượt 5 cánh hoa hoàng anh vàng ươm bé bỏng bị Bin ta bứt hết vứt xuống đất cho đến khi còn mỗi cái đài hoa bé xíu Bin ta cũng không thương tiếc. Liệng luôn!
Xong xuôi Bin ta phủi phủi tay đi quay sang nghịch bông mướp. Chẳng hiểu nghĩ sao hắn lại thôi chơi với bông mướp mà quay ra nhặt từng cánh hoa hoàng anh một mang bỏ xuống lỗ cống gần đó. Bin làm một cách chăm chỉ tỉ mỉ, từng cánh từng cánh một, kể cả cái đài hoa Bin cũng tìm ra bằng được để "thủ tiêu".
Từ lúc bị Bin giựt bông hoa trên tay, con đứng im quan sát từng hành động của Bin, không bỏ qua cử động nhỏ nào. Mẹ nghĩ có lẽ con sẽ bắt chước Bin, sẽ ngắt cánh hoa, sẽ mang bỏ tất vào lỗ cống (việc mà trẻ con rất thích là chọc tay hay đưa tay vào một cái lỗ nào đó).
Quan sát Bin xong, con đột nhiên đưa bông hoa lên mũi hít hà đầy trìu mến. Ngứa mắt Bin xông ra định cướp tiếp nhưng con đã nhanh chân chạy sang mẹ nhờ mẹ bảo vệ.
Quan sát cách con và Bin đối xử với bông hoa mẹ thấy nữ tính ở con thể hiện rõ ràng.
Mẹ rất mừng vì con đã biết yêu và cảm nhận được thiên nhiên. Ngay từ khi con là đứa bé 7, 8 tháng con đã biết a u o nói chuyện với ngọn tre nhà bà nội đung đưa trong gió, con đã biết vui mừng vẫy gọi trăng, con đã biết ghé mũi thơm những bông hoa hay chiếc lá mỗi khi mẹ chỉ cho con và bảo với con rằng chúng thật đẹp, con đã biết đứng rất lâu nhìn những giọt mưa chảy trên mặt kính, ... Mẹ không biết con nghĩ gì hoặc cảm nhận gì với thiên nhiên nhưng mẹ rất mừng, rất mừng vì con không hề thờ ơ mà rất biết để ý, quan sát đến sự vật diễn ra xung quanh... Cái cách con vuốt ve bông hoa, cái cách con nhặt từng chiếc lá khô cẩn thận cầm cái cuống lá, cái cách con đứng im theo dõi con chim từ lúc nó sà xuống đến lúc nó bay đi... tất cả đều toát lên một điều ... con rất yêu thiên nhiên.
Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2009
Gallant
Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2009
Ba giận thật rồi
Hồi nảo hồi nào tới giờ thấy ba giận ai cũng rất từ tốn, không nói hỗn, không "chộn rộn" như mẹ.
Bực mẹ - bỏ ra ngoài.
Giận mình gọi "Katy, con nhìn ba nè" và khi mình lén lén nhìn lên thì thấy ba đang lườm mình với đôi mắt hình viên đạn.
Bực bà nội - thôi má...
Chưa bao giờ thấy nói tiếng ĐM. Thế mà lần này ba dám gọi một người là con Dog thì chắc ba bực hung lắm rồi.
Suốt chục năm ở SG nhưng ba không quan tâm đến hộ khẩu, hộ khiếc gì cả nhưng từ khi sinh mình ra ba bắt đầu lo cái hộ khẩu để con cái còn được đi học cho đàng hoàng, thế là ba dính vào "hành chính công quyền"
Ba mất mấy trăm ngàn với con Dog, mất cả hơn tháng trời với con Dog chỉ để ký một cái xác nhận tạm trú. Nó cứ hẹn lên, hẹn xuống, bổ sung cái này, thiếu thốn cái kia, mẫu này không đúng, mẫu kia sai rồi... Thế rồi vợ nó sinh con, nó nghỉ phép mà cũng chẳng bàn giao cho ai, ba đành đợi 20 ngày nghỉ phép của nó.
Sáng nay lên nó lại đi đâu mất và hẹn đến chiều....
Bao giờ mình là công dân Sì gòn nhỉ.... Chắc cũng phải lâu lắm đây
Thứ Năm, 22 tháng 10, 2009
Ốm
Trẻ con từ 1 đến 3 tuổi ốm thì có gì là lạ. dưng mà lần này mình ốm nặng, ốm lâu, ốm dai và ốm dồn dập… tất tật hết cả tuần, đến hôm nay vẫn còn sơ sơ.
Ngày đầu tiên là sốt. sốt nhẹ thôi (39 độ), lên xuống lên xuống đều đều. Sang đến đêm hôm sau vẫn sốt nhưng ác liệt hơn, 40-41 độ thường trực, nóng hầm hập, người khỏi mọc được con sẩy nào luôn, trán lúc nào cũng láng o o vì không có một giọt mồ hôi nào. Efferagan 150 hả, chuyện hỏ, không xuống luôn. Chườm nóng lạnh đi, cứ chai ra thế. Mình khát nước kinh khủng. ú ú liên tục mà vẫn không hết khát. Môi mình khô rang. Mệt và chẳng thở được. Tất nhiên cũng không ngủ được rồi. Mình quạy hết đêm. Đến gần sáng thì hạ và mình ngủ thiếp đi mãi đến 8h30 mới dậy. Ba mẹ nghỉ làm ở nhà trông mình.
Đi bác sĩ thôi. Kiểm tra chữ nhỡ H1N1 (mẹ nói). Vớ vẩn nhỉ, ba mẹ tiếp xúc người này người kia chẳng h1n1 thì thôi, mà ví như có h1n1 thì cho nó vài liều taminflu oánh cho nó tơi bời đi chứ có gì mà mẹ cứ phải lăn tăn. (ba nói) nhưng sốt cao thế không yên tâm, đi bác sĩ nhé (mẹ bảo). đi thì đi, chiều ra ông bác sĩ tư ở đây cho chứ chạy xuống Nhi đồng 2 xa quá (ba bảo).
Lần đầu tiên mình biết thế nào là phòng khám tư. Cái phòng khám của ổng chắc được khoảng 10m2 quây lại cho ổng với 1 cô y tá, 1 cô phát phiếu kiêm phát thuốc và thu tiền và lúc nhúc khoảng 5 người đợi đến lượt. mẹ vào lấy số và ra phòng đợi ngồi. gọi là phòng đợi cho nó hoành tá tràng chứ thực ra nó rộng một dãy ghế và thừa một tí để đưa 2 cái đầu gối ra và dài khoảng hơn chục chỗ ngồi. mình liếc nhìn. Số 59. Chắc còn lâu mới đến lượt. Nhìn đám trẻ con khóc lóc, người lớn dỗ dành đứng ngồi lộn xộn, ồn ào, hỗn loạn. Mình im lặng nhìn bọn chúng mệt mỏi. có gì mà phải la khóc thế nhỉ. Người vào vẫn tập nập. Họ vẫn đang lấy số. hình như tới số 95 rồi thì phải. phòng mạch mở cửa từ 4h đến 8h mà phát đến gần 100 số. Khám kiểu gì nhỉ. Lúc mình vào mới khám đến số 45 và phải đợi đến 14 người. thế nhưng cũng không phải đợi lâu như mình nghĩ. Số 59 nhé. Cô phát phiếu ra gọi. mẹ ẵm mình vào. Ông bác sĩ lí nhí trong cổ, mẹ tha hồ kể lể, ổng dường như chẳng nghe. Lấy ống nghe ra nghe tí, chọc cây vào miệng mìn khám họng. “viêm họng. xong. Chị ra chờ lấy thuốc”. tất cả chưa đầy 2 phút. Mẹ tỉu nghỉu đứng lên, định hỏi gì nhiều lắm nhưng không hỏi được vì ổng có nhìn mẹ đâu, ổng đang ra dấu cho người khác ngồi nên mẹ đành đứng dậy nhường chỗ.
"Của anh 80 ngàn cả thuốc và công khám." Ba cầm toa thuốc và gói thuốc lột sạch vỏ đã được chia sẵn từng loại cho vào từng túi nylon nhỏ. Nhìn ngán ngẩm. Thuốc cho đứa bé 14 tháng cho bệnh viêm họng mà đến 6 loại thuốc, dùng để uống trong 2 ngày và tất cả đều là thuốc viên. Nhìn là biết khó uống. biết sao được.
Thôi, cứ về hẵng rồi tính tiếp.Viêm họng là nhiễm khuẩn, mà sao nhiễm khuẩn lại sốt cao và không hạ nhỉ. (mẹ lập luận và một hai đòi đi Nhi đồng bằng được). 9h đêm cả nhà lên taxi xuống ND2. Ông bác sĩ này từ từ lắng nghe mẹ nói, nhẹ nhàng khám cho mình và vẫn bảo là viêm họng. Dưng mà sao sốt cao thế bác sĩ? Tùy phản ứng của từng trẻ, chị yên tâm đi. Vợ chồng con cái lại kéo nhau về trước khi mua toa thuốc ở bệnh viện hết 65 ngàn chưa kể tiền khám ngoài giờ 50 ngàn.
Đêm đó mình vẫn sốt cao nhưng sốt xong hạ liền.
Sang đến ngày thứ 4 mình vẫn lai rai sốt và mắt sưng đỏ. ND2 thôi. Tái khám và xét nghiệm máu.
Không có dấu hiệu sốt xuất huyết hay do virus lạ gây nên. Yên tâm về.
Đêm đó mình ói. Ói mật xanh mật vàng. Cứ thế ngày lai rai sốt, đêm ói. Mẹ gọi điện khắp nơi hỏi bạn bè. Thì ra mình mất nước nhiều quá cũng gây nên ói....
Cuối cùng đến hôm nay mình cũng khỏi
và ba thì lăn ra sốt siêu vi, còn mẹ thì suy nhược cơ thể, thiếu máu. Cả nhà thì đau mắt.
Hạn cả nhà ốm rồi.
Thứ Ba, 20 tháng 10, 2009
Ra đường muốn chửi thề
Chẳng phải tại nhà mới mà tại cái đoạn đường từ nhà đến công ty và từ công ty về nhà của mẹ.
11km đi trong điều kiện thuận lợi mất 30 phút còn đi trong điều kiện kém thuận lợi thì không biết bao nhiêu mà lần. mà cái điều kiện không thuận lợi ấy thì ngày nào, giờ nào mẹ đi ra đường cũng bắt gặp. Quái thật, không lẽ sống ở trên đời cái bất lợi nhiều đến thế sao.
Sài gòn bây giờ không có khái niệm về lưu thông nào khác ngoài kẹt cứng và kẹt mềm. Kẹt mềm là còn nhúc nhích nhúc nhích chậm hơn người đi bộ nhiêu lần, còn kẹt cứng là khỏi nhúc nhích luôn. cứ tắt máy đứng yên tại chỗ, lấy điện thoại ra chơi game, nghe nhạc để chờ thời cơ ... và không biết khi nào thời cơ đến.
Ra đến đường mẹ bắt đầu đảo mắt trước sau xem xem tình hình xe cộ mật độ ra sao. Hễ cứ thấy đám vài người loạn cào cào như kiến quay ra quay vào là mẹ biết ngay phía trước có một vụ kẹt (cứng) xe ở đó. Chà, ngã tư Đinh Tiên Hoàng, Điện Biên Phủ mất 5 lần đèn đỏ mới vượt qua được thì kiểu gì 8h giờ tối mới nhìn thấy mặt con gái đây (dù lúc ấy mới 6h kém 15). Kinh nghiệm nhiều lần kẹt xe mẹ rút ra bài học. Phải tìm đường thoát thân thôi. Vượt qua cái ngã tư ấy rồi đến ngã ba DTH-VTS, từ xa thấy trên Cầu Bông lắc lư vài thằng xe bus (mà cứ chúng nó lắc lư thì kiểu gì mình cũng đứng sau ngửi khói, còn lâu mới về đến nhà), mẹ chui luôn sang Nguyễn Phi Khanh, lên ga với tốc độ xe đạp được khoảng 200m thì cứng ngắc, chắc NPK-TQK lại có mấy ông xe hơi xe bus đan đầu nhau đây. Mẹ luồn vào hẻm tung qua chợ Tân Định. Ra đến HBT thấy mình sao sáng suốt. Cách mạng về tay rồi, thả ga với tốc độ cho phép tối đa trong thành phố đi, 40km/h đi... Đến PDP bị chựng lại. Sao lắm lô cốt nhỉ? đi vào vỉa hè bên trái vậy, dân chửi đành chịu, chứ cứ như đàn kiến đợi mình chui qua cái hầm bé tí teo kia biết đến bao giờ. mà quái sao cái lô cốt này dài thế, đi mãi không thấy ánh sáng đường hầm... Đây rồi ngã tư Phú Nhuận. Bố khỉ, mẹ khỉ đẻ con đười ươi (mẹ lại lầm bầm nói hỗn - cái này mới có à nha), đường Nguyễn Kiệm mịt mù bụi đất... và các công trình vì dân phục vụ. Từ xa nhìn thấy 4 thằng bus lắc lư gần coopmart mẹ nghĩ đến thảm họa hửi khói và bụi từ chúng mẹ cố xượt qua chúng bằng cách đi vòng vào sân siêu thị và cắt ngang đầu chúng. Thế là thoát. Ngã năm chú ý đây rồi mà sao NTS hôm nay chật như nêm ấy nhỉ... dù sao cũng tạm hài lòng vì tất cả cũng đang tiến dần về phía trước với tốc độ của người đi bộ. Cách ngã 5 chuồng chó có 1 đoạn ngắn thôi mà mẹ không sao vượt qua được. 5 thằng bus, chục thằng taxi và vài thằng xe hơi đang quấn lấy nhau ở đầu NVN-PNL làm bọn xe máy tụi mẹ giậm chân tại chỗ trong nỗi bực dọc kèm theo mệt mỏi. Thế là mất toi 20 phút vàng ngọc chơi với con gái để đứng đây hít khói bụi.
Về đến nhà lúc 7h30 (sớm hơn dự kiến 30 phút là cũng mừng rồi). Con gái ra đón mẹ với sự hồn nhiên vui vẻ làm mẹ quên hết MK ở ngoài đường. Cũng may đời còn có con và ba con, nếu không mẹ suốt ngày nói MK với cuộc sống khốn khó mà không phải "một ngày như mọi ngày" mà là "hôm nay nhiều hơn hôm qua nhưng ít hơn ngày mai"
Thứ Ba, 13 tháng 10, 2009
Chuyển nhà (tập 3)
Buổi chiều mình ra đường ngó nghiêng tìm bạn, gặp ngay một anh sư cọ như mình. ảnh to cao quá nhỉ chắc phải hơn mình một tuổi ấy chứ. “mình trông cậu to thế cơ mà!!”, mình gọi luôn “anh anh”. Nghe mẹ với mẹ anh ấy nói chuyện mới biết “ảnh” hơn mình có hai tháng. Trời, vậy ra ảnh sẽ học cùng lớp với mình, mà sao ảnh lớn vậy cà, hay là mình thuộc loại đẹc ngắc…??? Không biết, không quan tâm. Cao to hả, có ngon độ bằng mình không? Mình chạy lại bắt tay ôm hôn thắm thiết làm quen và lên mặt chủ nhà chính hiệu (vì ảnh đứng trước cổng nhà mình) dắt anh (lỡ gọi anh rồi gọi luôn, sao này đi học mày tao chi tớ tính sau – mình là số 1 lịch sự vậy đó) ấy vào sân chơi. Hai đứa trèo lên xe của mẹ, chen chúc nhau đứng. Đúng là cao to có khác, tí chút nữa mình bị “hắn” ta ụi mình văng khỏi xe… Chào sân anh bạn một lúc mình thấy thèm ấy quá… không xẩu hổ gì cả, đu mẹ và móc nó ra bằng được, mẹ miễn cưỡng cho mình vào nhà ti ti…
Rồi mình ăn tối, uống sữa và đi ngủ. Khí hậu mát mẻ làm mình như là bị virus ngủ nhiễm ấy.
Hết ngày đầu tiên với nhà mới…
Thứ Hai, 12 tháng 10, 2009
Chuyển nhà (tập 2)
Sáng thứ 7 xe tới. Nhà mình cứ loạn cào cào lên. Chú Tư cũng lên phụ. Đồ đạc hôm qua mới đóng thùng phân nửa, còn ngổn ngang chiến trường. Khiếp. Cái nhà trọ bé thế mà chứa được nhiều thế. Mẹ bảo kiểu này phải 2 xe. Chết cha, cái ông nhà xe thể nào cũng kiếm chuyện đòi thêm tiền. Thế mà thấy ổng mang có một cái bé tí thế kia sao chở hết. người lớn xôn xao…
Mình không quan tâm. Bực mình lắm vì rõ ràng là hôm nay có mẹ ở nhà mà mình chưa được ú ghiền tí nào là bực bội rồi. Mình lè nhè khóc lóc, phần vì thèm mẹ quá, phần vì buồn ngủ… Mẹ cáu quá phân công luôn cậu Hùng và cô Trang chở mình, bà cô và bà nội lên trước để giải quyết chuyện ăn ngủ cho ổn thỏa, còn lại sẽ đi sau. Được đội nón, mang giày, đeo khẩu trang là mình vui rồi, cứ tưởng được đi chơi nên hí hửng lắm, bác Quy ra bịn rịn xin được bế mình một cái chia tay, mình “không” luôn. Chiện, người ta sắp đi mà…
Đi mãi thấy chẳng tới đâu nên mình lăn ra ngủ trên tay bà nội, mặc cô Trang chở đi đâu thì chở… đang nằm mơ đoạn được gặp lại anh Kyn thì mình giật mình mở mắt… Chà … ở đâu mà đẹp và mát dữ vậy ta? Chỗ nào cũng trắng, tường trắng, cửa trắng, nền gạch trắng, sân trắng ... à mà nó bằng phẳng chứ không gấp ghềnh như sân nhà bà Cúc, cầu thang dễ đi quá tay, rộng rãi quá… mình thích thú đi khám phá khắp nơi, vừa đi vừa ngó nghiêng tìm hiểu. wow, có một cái cửa sổ mở ra một ruộng rau (nhà hàng xóm) trông xanh mát, thật đẹp, bên kia ruộng rau là một cánh đồng cỏ và còn rất nhiều con gì giống con chim nhưng to cực và không biết bay, mình còn nghe nó kêu O o… nghe thật ngộ và hay quá hen. (lúc mẹ về mẹ giải thích đấy là con gà trống nó "gáy" Ò ó o chứ không phải "kêu" O o và tất nhiên hôm nay mình biết trả lời khi mẹ hỏi “con gà nó gáy làm sao con?”)
Gió hiu hiu thổi vào mái tóc “tiểu sư phụ thiếu lâm” của mình mát rười rượi làm đôi mắt mình nặng xuống,.. ngáp một cái thật dài, ôi chao buồn ngủ quá.. Phải ngủ một giấc cái đã, tí dậy đi khám phá xem hàng xóm, bạn bè ở đây thế nào.
Chuyển nhà (tập 1)
Cuối cùng thì nhà mình cũng được về nhà mới sau cả tháng sửa chữa. Thứ 6 bà nội và chú Sáu (ba ở trên nhà mới dọn dẹp, mẹ thì đi làm chưa về) lụi hụi dọn dẹp đồ đạc bỏ vào thùng giấy để sang mai người ta mang xe tới chở đồ đi. Ai cũng vội vàng bận rộn với công việc đóng gói của mình, lên gác xuống nhà, kiếm cái này, lấy cái kia, chộn rộn hẳn lên. Mình chẳng giúp được gì ngoài việc lâu lâu lại khóc ré lên bu bổ bà cô chặt khừ khi nghe chú Sáu kéo cuộn băng keo kêu rẹc rẹc (mình phát hiện ra mình sợ thêm một cái nữa trừ cái máy sấy tóc).
Rảnh quá mình mơ màng nghĩ đến nhà mới và không biết nó như thế nào. Rộng không ta, đẹp không ta, mát không ta, thích không ta… Mẹ bảo vậy là mình tạm biệt những tháng ngày “ở trọ”, tạm biệt những tháng ngày chật chội nóng nực, tạm biệt những tháng ngày chen chúc ra vào chờ đợi nhau cái nhà tắm để đánh răng, rửa mặt, tắm rửa, giặt giũ, giải quyết tâm sự, tạm biệt những tháng ngày thấy ngày một tây đến sao quá nhanh khi phiếu tính tiền gửi đến, tạm biệt ... tạm biệt nhà trọ… Nhưng khổ thế mà sao thân thương thế …
Bỗng nhiên mình thấy buồn buồn vì mình phải xa nơi này, nơi mình gắn bó bấy lâu nay từ khi mình chưa có hình hài, mình theo mẹ về đây từ ngày đầu tiên mẹ chính thức rời bỏ Nha Trang để vào sài gòn lấy chồng, là nơi đầu tiên mình cùng mẹ sinh sống… bỗng nhiên mình thấy nhớ chị C, chị T, nhớ En ty mơ, cô T, bác V, nhớ cô Ng, anh bé B… kinh khủng, nhớ bà bán cà phê, nhớ em Xu nhà cô Y,… bỗng nhiên mình thấy thật chẳng muốn rời xa nơi này tí nào, và mình biết mình sẽ nhớ xóm trọ này lắm đây
Tạm biệt nhé
Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2009
Thành tích học nói
(đến nay chắc cũng phải được hơn 20 từ chứ chẳng chơi)
- Mình bắt đầu nói bằng từ CAY (ngộ quá hén). Lúc hơn 7 tháng khi bị mẹ cho ăn bằng muổng dằm ớt, rồi mẹ hết hồn kêu lên, "chết rồi, cay không con, cay quá hả con..., mẹ cứ thế cuống quýt tít mù làm mình cũng phản xạ nói luôn "chay chay chay" và ... nước mắt lưng tròng...
- 8 tháng: nhon (mỗi lần cho ăn gì mẹ lại hỏi ngon không con, riết mình biết luôn, cái gì mình thích là gật gù khen ngon luôn)
- 9 tháng: anh (khi mẹ gọi anh bé ba hàng xóm - ảnh hơn mình có... 19 tuổi à, ảnh học đại học năm 2), cô (bà cô), cậu (cậu Hùng)
- 10 tháng : ăn
- 11 tháng đến nay nhiều vô kể.
Lúc mình biết nói từ "anh" mình kêu tất cả mọi người (là đàn ông nhen) là Anh hết, kể cả Anh ... già noel luôn. Nhưng hôm nay phân biệt được rồi nhen. Ai chú, ai anh, ai ông là biết hết.
Gì chứ những từ kiểu như ba, bà, mẹ, cô, chú, chị, nội là mình xài qua hết trơn. Tên riêng của cô Ngân, cô Thái, cô Mơ, bác Việt, bà Tám mình còn nói được cơ mà.
Mỗi một từ có một kỷ niệm riêng, trải nghiệm riêng.
Mình thích nhất học từ HOA. Mẹ chỉ cho mình một cái gì đó rất đẹp màu vàng và nói đi nói lại với mình HOA, HOA (hoa hoàng anh - nghe mẹ bảo thế). Mẹ chỉ một lần thôi nhé. Hôm sau đi ngang qua mẹ hỏi cái gì đây con, đơn giản thôi HOA. Và từ đó cứ sắc màu, hình dáng giống bông hoa mình đều gọi là hoa hết.
Từ bóng bay cũng rất đặc biệt. Lúc mình chỉ khoảng 2.5 tháng mẹ mua cho mình hai quả bóng bay về buộc vào cổ chân mình. Đẹp và nhiều màu quá. Mình khoái chí dẫy đạp liên hồi, bóng bay tứ tung. Rồi hễ có dịp là mẹ chỉ và nói liên tục bóng bay, bóng bay, bóng bay cho đến khi nó xẹp lép (mấy ngày luôn). Rồi mình không bao giờ còn gặp bạn bóng bay nữa (vì mẹ ki-bo lắm). Thế mà hôm trước ba chở mình đi mua sữa, thấy ông bán bóng bay đạp xe qua, mình chỉ vào và liên tục nói 'bóng bay' (tất nhiên không dễ nghe như người lớn nói) làm ba phải chạy theo và mua thưởng luôn cho mình một quả.
Trên cửa nhà mình có dán hình nhiều con thú. Ba chỉ và bảo: trâu, trâu. Bây giờ ai hỏi mình thử xem, mình chỉ vào đó và nói ngay Trâu, trâu (dù đó không phải là con trâu mà là con hà mã- trâu nước cũng là trâu ba nhỉ)
Mình còn biết nịnh mẹ đấy nhé. Mẹ mặc đồ gì đó là lạ là mình khen 'bẹp bẹp' ngay. hay mỗi lần mình mặc đồ đẹp, đi dép đẹp, cài được cái cài lên cái đầu sư cọ của mình mình cũng tự biết đẹp và tự tán thưởng mình luôn.
À, Cái sân nhà (thuê) mình chán lắm, chẳng bằng phẳng chi trơn nên mình đo sân suốt. chân tay bầm tím, trầy xước tùm lum. nhưng nhờ thế mình học từ 'đau' và 'té' rất nhanh và gọn. té một lần biết ngay đau là gì ấy mà, giống như mình học từ nóng ấy.
Lúc mình khoảng 12 tháng (có khi bé hơn, mình chẳng nhớ nổi), mình thấy trong chén mẹ có cái gì đó trắng hồng hồng (mẹ bảo trứng gà) mình muốn sờ thử xem đó là cái gì (thích khám phá mà). Mẹ nói, khôg được, nóng lắm đó con, bỏng tay đó. Mình khôgn nghe lời mẹ, cứ xông vào cầm thử bất chấp mẹ cảnh báo nóng thì ráng chịu nghe con . Ái, ... rát tay quá. Hay tay trái mình có vấn đề nhỉ (?) đổi tay phải xem sao... Úi trời ơi, nóng là thế à. Vậy thì sợ lắm. không chơi với nóng nữa đâu. Từ đấy bất cứ thứ gì chạm vào người mình mà nóng nóng là mình là lên ngay: nóng. nóng
Cũng giống như khát nước là được uống vậy. nên cứ hễ thấy ly, chai, tách ở đâu là mình ú ú ngay. Ba đang uống trà, hay rượu bia gì đó mình cũng ... chơi luôn, xin miếng và hít hà chơi...
..... chà, nếu kể thành tích của mình chắc đến sáng mai quá mà mình xỉn mất tiêu rồi (say nước trà của ba à nhen) Sì-top thôi.
13 tháng với ngần ấy thành tích thì thế nào nhỉ? quá siêu ấy chứ lị
Chọc cho thèm chơi... he he
Ấy thế mà mẹ cứ chê bai là mình chỉ biết bắn đạn tỉa (tức là cứ nói tiếng một tiếng một) chứ không biết bắn liên thanh. Mình cũng từng hát Mama ma, ma ma ma khi xem quảng cáo sữa Cô gái hà lan, hay đôi khi mình cũng rên rỉ hát một giai điệu êm ái nào đó (mà mẹ chắc chẳng bao giờ hiểu được) hoặc hứng lên mình réo rắt bài Ba...bà...bá.. ba.... Nhưng với mẹ thì... mình cũng tầm thường thôi.
Tức thía không biết.
Hôm kia xem xong Chúc bé ngủ ngon thì mình cũng định đi ngủ luôn nhưng nghĩ tới cái cách mẹ chỉ trích mình ghét quá "à ơi, à ơi à à ơi" theo giai điệu bài Chúc bé ngủ ngon (hay ơi là hay) cho mẹ biết tay luôn. Mẹ nghệt mặt ra, chẳng hiểu gì.
Ba (đúng Ba là số một) bảo: kìa, con hát chúc bé ngủ ngon kìa... Thế là ông bô, bà bô khoái chí cười nắc nẻ rồi đồng ca hát ru ngủ mình. Ai đời ru ngủ mà hát đồng ca, ngang với phá đám thì có. thành ra khi Ba Mẹ hát xong chưa kịp nói Chúc bé ngủ ngon, mình bắn đại bác luôn: Úc bé nủ nhon.
Trời, hết hồn. Ba mẹ cười làm mình giật nảy mình. Có gì lạ đâu nhỉ. Mình nghe bài này hoài, thuộc lâu rồi, biết hát lâu rồi, mà tại không thèm hát đó thôi.
Tối qua hai người ăn quen, hát đi hát lại bài đó. Định dụ mình nè. Còn lâu nhe. Hát chút cho biết tài nghệ cho thèm chơi dzậy thui, đợi con 2 tuổi con hát cho nghe nhen Ba Mẹ.
-----------------------
Thứ Năm, 1 tháng 10, 2009
Nhát cáy
Nhà này phá nhất là ai? Katy
Nhà này lì nhất là ai? Katy
Nhà này liều mạng nhất là ai? Katy
.......
Con cứ như "anh hùng thời chiến". Con gái gì mà nghịch phá kinh khủng.
Sáng ngủ dậy chưa tỉnh ngủ đã vắt vẻo trèo lên ghế
Thoáng thấy cái nôi (chắn cầu thang) hở ra là phắn tới
Cửa vừa mở là thoát một cái đã ra đến hè
đồ đạc trong nhà không cái gì yên với con.
lúc thì kéo cái nôi, khi thì đạp cái thau, lúc thì xô cái quạt...
cả ngày tay chân bận rộn liên hồi
dường như con không biết sợ cái gì, con gì. Thoáng thấy con kiến trên nền nhà là con phi tới chộp ngay. mèo, chó, thằn lằn con hay bất kỳ thứ gì trong tầm mắt của con đều không thoát khỏi tay con.
thế mà có một thứ con rất sợ.
hôm ấy mẹ bước từ trong phòng tắm ra, đầu tóc ướt mèm, lấy cái máy sấy ra sấy tóc... con nghe rè rè ngồ ngộ lao đến xem. mẹ khôgn chủ ý nhát con, chỉ xịt sơ lên đầu một cái.
oái, sao mà nóng và nhột quá thể...
con o xịt cái máy sấy tóc luôn. bây giờ mỗi lần mẹ sấy tóc là con lại lè nhè khóc đu cổ bà hoặc ba rồi gọi mẹ
đúng là...con gái. Lì thế mà vẫn nhát cáy
Thứ Tư, 30 tháng 9, 2009
Giận
Ba đi về - kệ.
Ba ăn - kệ
Ba gọi Katy ơi - kệ
Ba ôm mình - kệ
Ba hun mình - kệ
Ba năn nỉ mình hun - kệ
...
Mình không thèm đoái hoài tới ba luôn, không hỏi han chi trơn luôn.
Mẹ can thiệp, đẩy mình vô sát má ba để thơm ba, nhưng mình né né ra. Chục lần luôn. Cho ba buồn chơi. Ai biểu ỷ lớn ăn hiếp nhỏ
Bố hay Ba - Mình là người quyết định
Biết tin có mình, mẹ thay đổi cách xưng hô gọi bố- xưng mẹ (thay cho mình). Mẹ bảo mẹ thích từ bố hơn từ ba, dù bố mình quê ở Quảng Nam (lẽ ra phải gọi là ba). Mẹ có lý do riêng của mẹ, mẹ yêu chữ bố bởi mẹ không còn gọi Bố từ khi mẹ mới lên 3. Mẹ thích chữ bố bởi mẹ biết khi lớn lên mình sẽ nói giọng nửa nạc nửa mỡ (nửa bắc, nửa nam, và cả trung nữa) nên gọi Bố nghe êm ái hơn. Mẹ cứ khăng khăng bố nghe hay hơn ba.
Vậy là kể từ lúc mình được 5 tuần tuổi, bố mẹ đã ép mình phải gọi Ba là Bố.
Với mình ba hay bố cũng hay như nhau. Ba cũng mập ú ù như Bố, Bố cũng lùn chụt chụt như Ba, Ba cũng yêu thương mình như Bố, Bố cũng cưng chiều mình như Ba. Thành ra mình chẳng thèm để ý đến chuyện đó. Mình nhủ mình sẽ kêu Ba là Bố cho mẹ vui lòng.
Nhưng rồi ... cái chữ Ba ấy bật ra khỏi miệng mình quá ư đơn giản và dễ dàng.
Hôm ấy... ba đi đâu mà đi cả ngày, làm mình nhớ ba chết đi được, mình cao giọng gọi Ba Ba Ba... Bà cô đưa hình Ba cho mình, mình ôm hình vào lòng và hôn tới tấp, gọi Ba liên hồi.
Tất cả đánh dấu sự kiện gọi Bố là Ba từ hôm đó.
Mình không thèm quan tâm mẹ cứ suốt ngày gọi Bố, bố vào tai mình. Mẹ dùng các chiêu dụ dỗ để mình làm theo ý mẹ. Dần dần cả nhà mình gọi Bố là Ba.
Và cả hơn tháng nay nhà mình vang vang tiếng Ba suốt ngày.
Thấy ba ôm máy tính mình gọi Ba (để ba mở Xuân Mai), Ba giận mình gọi Ba để Ba hết giận, muốn rủ Ba sang nhà Thái chơi mình kêu "Ba, Hái"... Khi nào nhớ ba quá mình gọi Ba để được ôm hình ba hun hít...
Ba là số 1..
Ba Ba Ba... Mình đã làm cả nhà thay đổi như thế
Mẹ đừng bùn nhen, con gọi Bố là Ba vì Ba cũng là Bố mà.
Thứ Ba, 29 tháng 9, 2009
Sợ
Nhưng hôm qua thì ko, con xiêu vẹo thế nào té ngay xuống đùi bố một tay chống thẳng xuống tô canh (rất may tô canh không nóng), đổ tung tóe. Lần thứ 3 con làm đổ canh như thế. Con biết lỗi, nằm in trong tư thế bị té, mặt tái xanh nhìn mọi người dò xét.
Bố quát.
Con khiếp quá, méo xệch miệng khóc nức nở.
Tội nghiệp.
Con đã biết lỗi rồi nên mới sợ xanh mặt đi nhưng bố còn mắng con.
Mẹ ôm con dỗ dành nhưng con vẫn lén lén nhìn bố xem phản ứng của bố thế nào. Nhìn mặt bố nghiêm nghị con lại òa khóc. Lí nhí ạ ạ bố liên tục. Miệng kêu "ba ba ba" để bố hết giận. Cứ thế cho đến khi bố xuống nước bế con con mới thôi nức nở.
Vẫn khóc nhưng chỉ rên thôi, rồi tèn tèn, quảng cáo, hết khóc. Lại tỉnh bơ "cáo cáo"
Đêm chắc con nằm mơ trận la mắng của bố nên mớ rất to "Ba ba ba"
Tội nghiệp thế
Thứ Hai, 21 tháng 9, 2009
mẹ mẹ mẹ
Hôm ấy (ngày 1/9/2009) mẹ đi làm về, con nghe tiếng xe mẹ liền chạy ra cửa và "mẹ, mẹ, mẹ". con bạnh môi, nghiến lợi (răng mới có 6 cái) gọi mẹ cách đó. y chang một "bắc kỳ con, bỏ vô lon kêu chít chít, bỏ vào ..ít, ..ếch kêu"
con nói từ mẹ nghe ngọt lịm, ngọt hơn cả mía lùi.... mỗi lần mẹ đi làm về là con gọi, con muốn gì - con gọi, con đi ngủ nhưng ko thấy mẹ nằm bên - con gọi, có khi chỉ hứng chỉ lên con hết to lên mẹ mẹ mẹ...
mẹ thấy mỗi chữ mẹ là con nói hay nhất. chẳng thế mà hàng xóm cứ nhìn thấy con là chọc con nói chữ mẹ.
Thứ Năm, 10 tháng 9, 2009
nhà mới
mình không biết chiện của người lớn nhưng xem ra đất ở chỗ Nhà bè xa lắc xa lơ nào đó rất đẹp. nghe bố bảo ở đó đi xa tí nhưng mình hưởng cái không khí mát mẻ, bên cạnh nhà còn có nhà của ông một công an có cái sân và vườn rất to nên nhà mình có thể hưởng ké không khí trong lành ở bển, bên đó thoáng đãng không phải chen chúc như trong thành phố với 20m2 phòng trọ (chứa có lúc lên tới 7 người - kể cả mình). từ lúc biết bò mình đã thấy chật chội, nhưng lúc biết đi mới càng thấy chật hơn. bước 2 bước là đã thấy ra đến cửa, đã lại phải quay vào. dân nghèo, nhập cư khổ thiệt (mình nghe mẹ than thế) !!!
kế hoạch là tháng 6 vừa rồi sẽ xây và tháng 9 (là bữa nay nè) sẽ về nhà mới...
ai dè đùng một cái hai ổng bả thay đổi kế hoạch. thế là sẽ bán đất ở nhà bè, lấy tiền mua nhà chứ không xây nữa... bao nhiêu mong đợi được ở nhà đẹp, rộng tan thành mây khói
bùn gớm
nhưng cũng sắp được về nhà mới rồi. "cũ người ta, mới mình".
4 tháng rồi bố mẹ có hẳn một bộ sưu tầm sổ hồng, sổ đỏ dễ chừng đến 50 cái... 4 tháng rồi tốn vài triệu tiền điện thoại, vài triệu tiền xăng xe, vài triệu tiền bỏ làm đi xem nhà... (chắc là gian nan lắm)
4 tháng rồi không biết thứ 7, chủ nhật ra sao. vì hai ngày đó bố mẹ đi còn kinh hơn. tối mít mịt mịt mới về... về đến nhà là mở ra tính tính, toán toán... thấy mẹ cứ kêu đau đầu hoài.
tính chứ. không tính sao mua được.
mình không biết người ta thế nào chứ ở nhà mình thì thấy việc mua nhà ở sài gòn cứ như hái sao trên trời.
đụng đâu cũng tiền tỉ. tỉ nọ tỉ kia ấy nhưng nhà có ra sao đâu. nhà thì cấp 4, bé tí teo, trong hẻm ngoằn nghèo, cong queo, cà quẹo... mà cũng xa dữ dằn lắm. tận trên gò vấp, gò té gì đó.
bố mẹ thì nghèo, làm công ăn lương cho mấy ông tây mà mấy ông tây nhưng hưởng lương theo quốc tịch việt nam
nhưng dù sao bố mẹ cũng đã vượt qua "vạn trường tân thanh" và tìm được cái nhà có cái giá tương đối hợp với việc huy động của tiền của bố mẹ. 60% vay ngân hàng, 15% vay nội ngoại 5% vay bạn bè 5% vay xếp của bố còn lại 15% ổng bả tự có. trời, giỏi thấy ớn. mua cái nhà có vài chục ngàn usd (nói tiền đô cho sang) mà ổng bả có 15% phần hùn.. sợ lun...
nhưng ai cũng bảo, còn có chỗ để vay là hên, không vay được mới sợ kìa
thôi, con gái chúc bố mẹ có sức khỏe để còn cày trả nợ...
Thứ Ba, 8 tháng 9, 2009
sai vặt
nhưng hôm qua thì mình hiểu. mẹ làm rơi cái khăn của mình, mình thấy mẹ chỉ cần đưa tay ra là nhặt được cái khăn ngay trong vòng 1 giây (nhanh hơn 60 lần để mình hiểu được mệnh lệnh của mẹ), thế mà mẹ: Katy, con lượm giùm mẹ cái khăn nhé, mình không hiểu, tròn mắt nhìn mẹ, thật lâu.. nhìn bà cô cầu cứu, nhìn bà nội đợi xem mẹ đang bảo mình làm gì.. rồi lại nhìn mẹ... ngâm cứu rất lâu... rồi mẹ nhắc lại, mình nhìn thấy mẹ chỉ cái khăn, đoán chừng mẹ bảo mình nhặt lên nên mình cứ nhặt đại, rồi mẹ lại bảo "con vắt lên nôi cho mẹ nhé". lần này đơn giản hơn vì mình biết cái nôi là cái mà mình sẽ ngủ trong đó khi mình buồn ngủ. mình mang tới nôi, nhẹ nhàng lấy đặt lên, nó vướng vào tay, mình lấy tay trái gỡ ra, laoy hoay một lúc nó cũng nằm yên trên nôi... đột nhiên cả nhà vỗ tay hoan hô thật là lớn, mẹ khen mình quá là mình cũng vỗ tay tự tán thưởng thành tích đạt được "hoan hô, katy giỏi quá, con gái mẹ giỏi quá, mẹ sai vặt được con gái rồi"... cứ thế mẹ vừa nói vừa ôm chặt mình trong tay hôn mình tới tấp.
mình sướng quá chạy tới nôi vứt khăn xuống rồi lại nhặt lên bỏ vắt lên nôi, rồi mọi người lại khen mình giỏi, lại vỗ tay tán thưởng, mình lại được mẹ hôn. bố về, mình biểu diễn cho bố xem, bố ôm mình thật chặt...
được sai vặt hạnh phúc thế mà sao bố cứ hay phàn nàn mẹ nhỉ ?!
chả hiểu gì cả
mình đúng là trẻ con rồi
Thứ Hai, 7 tháng 9, 2009
Nếp nhà
Elodie hỏi lạ. Việt Nam là quê hương mình mà. Elodie bảo Việt Nam không giống các nước châu Á khác. Elodie nói tới đó lòng tự hào dân tộc nổi lên, mẹ cay mũi, đúng việt nam rất riêng, rất không copy mình giống các nước đang phát triển khác. elodie bảo đúng, mẹ càng khoái, bắn đại bác luôn. chúng tớ vẫn giữ được bản sắc dân tộc, giá trị truyền thống, việt nam sẽ chỉ là việt nam. tớ muốn sau này với bề dày lịch sử và truyền thống tốt đẹp khi thế giới nhắc đến việt nam họ sẽ nói về Vn bằng một đặc trưng rất riêng, rất giàu nhân văn, nhân bản, đạo đức, gia phong và lễ giáo.... chúng tớ không bao giờ quên giá trị của quá khứ.. chúng tớ ...
nói xong mẹ thấy chính mình xấu hổ. mẹ không nói việt nam to lớn ngoài kia
... mẹ chỉ xấu hổ với chính mình, trong chính gia đình nhỏ bé của mình thôi...
chỉ một mảng gia phong lễ giáo thôi, mẹ cũng đã không làm tròn bổn phận một người con. mỗi sáng thức dậy (rất muộn vì chuyên gia ngủ nướng) vội vàng chạy ra chợ mua cái gì đó rồi quăng đó cho bà cô làm gì thì làm, lật đật giở cơm vào cặp lồng, cuống cuồng thay quần áo, chỉ kịp hôn tạm biệt con rồi cắm đầu lao ra đường mới sực nhớ mình quên chưa chào bà cô trước khi đi làm, ...
chiều tối lao về nhà. vội vàng ăn, tranh thủ chơi với con, cho con ngủ, rồi khi đi ngủ mới nhớ mình quên không rửa chén giúp bà cô,.....đêm nằm trằn trọc khó ngủ, mới nhớ ra bà ngoại gọi điện lúc tối mà không kịp nhấc máy vì đang cho con bú, bây giờ gọi lại thì mất giấc ngủ của bà ngoại..., chết rồi đến cả mấy tháng nay không gọi điện cho bà cố - người nuôi nấng mẹ những tháng ngày thơ ấu,... hình như bà quỳnh bị ốm, hình như chiều nay bác thêu gọi điện hỏi con cún lớn chưa,... thôi ... mai gọi tất...
ngày nào cũng thế, bà cô làm mọi việc từ nhỏ nhất đến lớn nhất, bà ngoại bà nội gọi điện cho mình, bác hai, bà dì hỏi thăm sức khỏe... và bố mẹ chỉ có thụ động đón nhận.....
.... kính lão đắc thọ của mẹ đã bị mưu sinh cuộc sống cuốn trôi.... (mẹ lại đổ thừa hoàn cảnh....) mẹ buồn và cứ hứa ngày mai mình sẽ không thế nữa... nhưng rồi có khá được đâu
những điều tưởng nhỏ nhặt ấy nói lên rằng bài học nếp nhà ngày nhỏ của mẹ bị đánh rơi từ khi nào mà mẹ cũng chẳng nhận ra....
Thứ Ba, 1 tháng 9, 2009
730 ngày
ngày này năm ngoái mình mới về nhà trọ được 1 tuần, ngày này năm ngoái mẹ mình còn béo ú í, chân đi tất đầu đội khăn tai nhét bông, mặc quần dài áo dài, nằm hơ lửa... ngày này năm ngoái người ta gọi rằng mẹ đangở cữ,... ngày này năm ngoái cũng đặc biệt như năm nay. nhưng năm nay đặc biệt hơn tí vì mình đã lớn đã có thể cùng bố mẹ đi chơi, đi chụp hình,...
không biết bố mẹ có ý định đi chụp hình không nhỉ (?) hay 2 người bận quá quên mất rồi......
mẹ quên còn được chứ bố quên là dở ẹc (!!!)
bố đã go to prison 730 ngày rồi mà không nhớ cái ngày dại dột đồng ý để mẹ đeo cho cái vòng kim cô vào ... tay (?)
chắc ở trong tù sung sướng lắm nên bố quên cả khái niệm ngày tháng, thấy thời gian trôi thật nhanh, và thấy lời hơn cả đi buôn, đi buôn có ai mà lãi đến 2 người, một người để bố thấy mình thật oách (ấy là mình) và một người lo lắng cho bố (ấy là mẹ).... thế mà bố định quên ngày này hay sao ấy. sáng giờ chẳng thấy nói năng chi......
mình phải nhắc bố mới được vì bố mẹ đã đi được từ đám cưới "giấy" lên đám cưới "vải" rồi.
bố lúc nào cũng hư.
Thứ Năm, 27 tháng 8, 2009
Nếm mùi đời
Nhưng hôm qua thì khác à nhen.
Mẹ cho mình đi chơi thiệt. Lần này chỉ có cho mình không thôi. Đi gần mà thú vị. Mẹ ẵm ra đầu hẻm, ghé vào cửa hàng (mà mình không biết gọi là gì) ở đó có rất nhiều thứ ngộ nghĩnh, một số cái mình biết như xe hơi, tàu hỏa còn một số cái lạ hoắc. Cô chủ cửa hàng đưa cho mẹ 5 đồng keng, mẹ ẵm mình đi một vòng lựa chọn, cuối cùng bỏ mình vào một con nhìn giống con cá nhưng rất to, mẹ bảo "con làm phi công lái máy bay nhé" (à, thì ra cái này gọi là máy bay, mình quên mất, mình đã được đi máy bay rồi nhưng chắc cái máy bay mình đi bự quá nên mình chỉ nhìn thấy cái cầu thang). mẹ nhét đồng keng vào một cái khe... nhạc nổi lên, máy bay rùng rùng chuyển động, hết hồn (chỉ một tí đầu thôi), rồi rất êm ái máy bay nhồi mình lên lên xuống xuống.... đang cao hứng thì phực, máy bay chắc hết xiền (vì mỗi lần bố chở mình đi đâu chơi thì chỉ đi được 1 tí quanh sân rồi thể nào mẹ cũng ẵm mình xuống và nói... "hết xiền, hết xiền").
Mẹ ẵm mình ra, đi một vòng tìm kiếm, rồi cho mình ngồi vào một cái máy hình điện thoại,... cái này nhạc khác và cách nhúng cũng khác à nghe... thú ghe vậy đó. cũng chỉ được một tí teo thì dừng lại. chán thế. mẹ đưa mình sang đoàn tàu hỏa. cho mình ngồi vào, chưa gì lại ẵm ngược ra bảo "không được, cái này nguy hiểm, con còn nhỏ quá". trời. kỳ cục ghê, mình thấy có dây an toàn mà. mình kiên trì đợi mẹ lựa chọn. mẹ nói liên tục. giới thiệu liên tục. hướng dẫn liên tục cho mình từng món ... nhưng món nào mẹ cũng bảo "cái này chưa hợp với con".
sau một hồi kiên nhẫn chờ mẹ tìm kiếm, mình hy vọng mẹ sẽ cho mình đi thuyền buồm, hay đi phi thuyền, hay chí ít cũng được đi thêm cái gì đó nữa, thế mà mẹ đành đoạn rút tiền ra, trả cho cô chủ rồi phân minh với cô chủ mình bé quá chưa chơi được nhiều. ky bo là bản tính của mẹ mà. kể ra hơi mất hứng nhưng được bù lại một quả bóng bay nên mình cũng không "càm ràm" gì cả mà yên tâm cho mẹ bồng về.
thế cũng vui rồi.
từ bé đến giờ mình mới biết thế nào là đi thú nhúng.
Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2009
TUỔI
Để đến được ngày hôm nay đĩnh đạc vỗ ngực khi mẹ nói "I am Katy" hoặc "I am 1 year old" là cả một quá trình vất vả..... Ngày nào mình cũng tất bật từ sáng đến tối, vận động não, vận động tay chân để bắt kịp với mức độ phát triển của một đứa trẻ.
Mình phải học cực kỳ nhiều thứ.... học nói, học đi, học hát, học vỗ tay, học đọc sách,...
Tất cả đều rất khó nhưng rất may mình đã vượt qua một cách xuất sắc và bữa nay làm được khá nhiều trò thú vị.
Khi mẹ hát "đưa tay ra nào" là mình biết ngay mẹ muốn mình nắm lấy cái tai để lắc lư cái đầu, khi mẹ mặc quần/áo cho mình là mình biết ngay phải đứng dựa vào mẹ và lần lượt đưa từng chân/tay vào ống quần/áo, khi mẹ hát "hai vây xinh xinh" là mình biết ngay mình phải nằm im để mẹ mặc bỉm, khi mẹ hỏi "Katy đâu" là mình phải vỗ ngay vào ngực để mẹ không buồn, khi mình thấy con mèo là mình lại muốn kêu meo meo, mẹ bảo hát là mình sẽ hát cho mẹ nghe bài Mamama quảng cáo sữa Enfa, mẹ bảo mình mở nhạc là mình biết mẹ muốn mình lên lấy con búp bê của mình bấm vào bụng nó để nó hát, khi mẹ bảo mình đọc sách là mình phải lấy ngay quyển sách lên đọc lên A ... nói chung mình cũng biết được kha khá...
Nhưng mình còn phải cố gắng nhiều lắm. Bằng tuổi mình các bạn phải tập tự lấy muỗng đút ăn và tự cầm ly uống nước nhưng hai việc này đối với mình tương đối khó vì thứ nhất mẹ không cho mình làm, thứ hai cái tay của mình không chịu nghe theo lời mình.....
Một tuổi, mình sẽ tạm biệt sữa số 2, một tuổi mình phải biết nghe lời mẹ, một tuổi mình phải biết giúp mẹ nhặt rau, một tuổi mình phải biết thu dọn đồ chơi khi chơi xong, một tuổi mình đi è phải biết kêu mẹ.... Làm bé một tuổi quả vất vả nhưng hãnh diện vì mình thấy mình lớn hẳn lên...
Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2009
Một tuổi
con tròn một tuổi.
bao nhiêu sự kiện diễn ra với con với mẹ với gia đình bé bé của mình. con biết nhìn mẹ, biết cười, biết nắm tay,... mỗi một lần như thế hạnh phúc trong mẹ lại dâng trào.
nhớ hôm con biết thơm vào má mẹ... chao ôi mà sung sướng. lúc ấy con chỉ bắt chước như một con khỉ con khi mẹ kề vào hôn lên má con con cũng bắt chước há miệng cạp vào má mẹ nước miếng tùm lum... rồi con cười tít mắt.
nhớ hôm con biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đứng rồi biết đi... cứ mỗi lần học món mới là con hì hục như con khỉ tâp làm xiếc rồi khi đã thuần thục con chuyển ngay sang học trò mới... cứ như là con là một con bé cả thèm chóng chán
con nói cũng biết nhanh lắm nhé
7 tháng là nói cay cay khi mẹ vô ý lấy muỗng giằm ớt đút canh cho con (mẹ đúng là vụng về và đại sư ẩu)
8 tháng là gọi cô, cậu, chó, đi chơi, và khen ngon khi ăn cái gì đó mà con thích..
hôm nay nói nhiều hơn nhưng chỉ gọi mẹ là "em", cả biết biết hát ư ử cái gì đó nữa
con học mọi thứ thật nhanh và rất thông minh. ai cũng bảo con già hơn tuổi..... phải thế mà con rất bé. bao nhiêu năng lượng con giành hết cho việc tìm tòi khám phá nên con đã ko thể lớn được hay tại con lười ăn quá, biếng ngủ, và ít uống sữa...
hôm nay sinh nhật con ko lẽ mẹ lại kể tội con chứ con là nhiều tội lắm nhé......
nhưng lỗi phần lớn là do mẹ. con bé thế đã biết gì. mẹ bỏ con đi làm sớm quá. mới chỉ 3 tháng. đã vậy ngày nào cũng về muộn. mẹ ko thể tự tay nấu ăn cho con, ko thể tự tay đút cho con ăn, hôm nào hên lắm con dạy sớm thì tranh thủ được bữa sáng....cuộc sống tất bật với cơm áo gạo tiền đã cướp hết thời gian của mẹ giành cho con.....
con hiểu mẹ nhé
hôm nay sinh nhật con bố mẹ ko làm gì vì hôm 20 âm bố mẹ đã tổ chức thôi nôi cho con rồi...
hôm ấy mẹ rất hạnh phúc nhưng không viết gì cho con bởi vẫn thấy còn nợ con 10 ngày.... cho mãi đến hôm nay khi con đúng tròn một tuổi theo đúng nghĩa một tuổi....
mẹ viết vào đây vài dòng làm kỷ niệm cho con và cầu mong con gái mẹ mạnh khỏe, nhanh lớn, bình an, thông minh và đặc biệt sẽ biết yêu bố mẹ, cuộc sống thật nhiều. mẹ mong muốn con biết yêu bởi khi có tình yêu con sẽ là người tốt.... mẹ biết thế....
Mẹ yêu con.
"tiểu sư phụ thiếu lâm của mẹ"
Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2009
Đi Xe đạp
Ngạc nhiên không?
Dễ lắm. Mình trèo lên xe, chắc chắn ngồi trên yên, tay cầm tay lái nghiêm chỉnh rồi .... hihi...nhờ bố hoặc mẹ hoặc chị hàng xóm đẩy mình đi. Không cần giữ người mình đâu nhé. Mình hơn 10 tháng tuổi rồi mà....
Hé hé