Photo

Photo
3 tuổi

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

mõm vuông: văn hóa dân chủ

mõm vuông: văn hóa dân chủ: chính trị gia lỗi lạc, nobel văn chương, winston churchill nói rằng, dân chủ là mô hình chính trị đầy khiếm khuyết, nhưng loài người vẫn chư...

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2009

20/11

25/11 mà đi nói chuyện 20/11. lãng nhách. Nhưng không phải thế, vì 20/11 giành cho những thầy cô chân chính, còn ngày 25/11 là nói về những chuyện bên lề 20/11. Chuyện thật 100%.

Chuyện 1:
Mẹ Lủng: Tuần sau Lủng đi học
Mẹ Katy: Trường nào?
Mẹ Lủng: HD
Mẹ Katy: Xin được hay vậy? Tư à
Mẹ Lủng: 2.5 triệu đấy
Mẹ Katy: Trời, mầm non mà lại ở quận vùng xa xôi này nữa chứ.
Mẹ Lủng: Không đâu chị. Anh Th. mang Cún qua mà cũng không được đấy. Bà hiệu trưởng trả lại tiền vì ko còn chỗ nhét

Bình: Một năm tuyển sinh 100 cháu, hiệu trưởng có 250tr. Nghề này khá nhở

Chuyện 2 (chiều 20/11):
- Ủa, 20/11 mà không đưa Kyn đi tặng quà chúc mừng cô à?
- Quà gì. Năm nay làm phong bì cho gọn. Mà đưa hôm qua rồi
- Qua nhà đưa à?
- Đâu, đến trường đưa luôn
- Trời, ở trường sao đưa được
- Đưa cho Kyn mang vô cho cô luôn

Bình: Con 7 tuổi đã biết đưa phong bì cho cô. "Văn hóa phong bì" hình thành sớm quá nhỉ! Mẹ Kyn tào lao quá. Tiện thể kiểu đó bằng hại con


Chuyện 3 (mẹ Bon đi họp phụ huynh kể lại - trường tiểu học AH):
- Giáo viên chúng tôi chỉ sống bằng ngày 20/11 mà lớp này thì chẳng thấy đâu. Toàn tặng những thứ không xài được. Mấy lớp khác còn đỡ chứ lớp này.. (cô giáo chép miệng thở dài)

Hội trưởng hội PHHS đứng dậy xin lỗi cô. Cuối buổi đề nghị các vị PHHS mỗi người góp 200.000 bỏ phong bì cho cô

Chuyện 4 (ba Rhum kể cho ba Katy nghe):
- Anh thấy thằng con đầu học hành nặng quá, tội nghiệp. Anh rút kinh nghiệm thằng sau. Không cho học trường quốc tế vì không có tiền.  Cho học trường công nhưng khổ thân nó quá. Sáng học, chiều bán trú, tối lại còn học thêm nhà cô nữa, nó chẳng biết vui chơi là gì. Nên vợ chồng anh nghĩ ra một cách vẫn nộp tiền cho con đi học thêm để cô quan tâm đến nó, không trù dập nó nhưng nó sẽ học ở nhà do 2 vợ chồng dạy. Tụi nó học cái kiểu mà học thuộc lòng cả phép cộng/trừ nữa thì anh sợ luôn. Chẳng hiểu giáo dục kiểu gì.

Bình: cách này ổn, chắc ba mẹ katy học hỏi.

Kết: Ôi cái chuyện học hành... Sợ nhất lúc nào đó cứ sáng sáng con lại "Ứ chịu đi học đâu"

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2009

Sinh nhật

"Sinh nhật ta không nhớ ngày
Nên mong chờ cả tháng nay
..."
Ngày ấy, Papa cưa cẩm mẹ bằng mấy cuốn sách của Lý Lan và bài thơ tự "tối tác như rứa.
Nhưng thấy ba xạo quá trời. Ba nói sinh nhật mẹ không nhớ ngày dzị mà tặng thơ và sách đúng vào ngày 24/11, rồi bì đặt nói lúc đó đưa lụi ai dè nó trúng....
Nhưng thôi dù sao nhờ rứa ba mới cõng được mẹ về dinh và linh tinh ra mình...
Happy birthday to my Mom... (sáng nay ba nói thay giùm mình rùi. Sang năm mình sẽ nói ngon lành hơn)

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2009

Răng (2)

- Con khóc đi (và đè cổ ra cho khóc)
- Con cười đi
- Con nhe răng đi
- Con há miệng đi
...
Mấy ngày nay mẹ cứ lập đi lập lại mấy cái câu chán phèo. Ban đầu mình chẳng biết ý tứ ra sao nên cũng ngoan ngoãn nghe lời. Sau này phát hiện ra thì ra mẹ nhìn thấy 2 cậu em răng hàm dưới, 1 em răng hàm trên và thêm 2 em răng cửa hàm dưới nữa đang ùn ùn biểu tình... chúng đứng lố nhố lăng nhăng, chẳng ra hàng ra lối gì cả. Đúng là con rồng cháu tiên không quen với Lê-nin trong hiệu cắt tóc. Thế là kể cả mới thằng lú lú thì đội ngũ răng cỏ của mình bữa nay được 13 tên rồi. Nhiều phết. Vậy mà vẫn cháo xay nhuyễn như bột. Hơi bèo nhỉ!

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009

Nghịch cảnh (sưu tầm nhà namloc56)


Chiện người lớn nhưng chép dzìa cho ông ba đọc hen..

Trích

Mỗi người khi làm một việc gì đều có lý do riêng. Tôi cũng có lý do của tôi. Có một câu ví von mà cánh đàn ông chúng tôi khá tâm đắc là người đàn ông như cái bình trà, luôn có xung quanh những cái tách là những người phụ nữ. Những năm gần đây, ngoại tình không còn là chủ đề mới và đang có xu hướng gia tăng.

Cuộc hôn nhân của tôi? nếu nói "tôi không thỏa mãn với sự lựa chọn này" xem ra chẳng có gì ngạc nhiên. Bạn bè, đồng nghiệp, những người quanh tôi mấy ai không phàn nàn về người bạn đời của mình. Nhưng, cũng không thể nói khác được. Tôi đang dùng lý trí để duy trì cuộc sống vợ chồng của mình, một cuộc sống chỉ còn trách nhiệm và mệt mỏi.

Sao không ly hôn đi? làm đàn ông mà cứ sống hai mặt thì có đáng là đàn ông không? Tôi cũng từng nghĩ đi nghĩ lại điều đó. Nhưng, cuộc sống có những thách thức thật khó đối mặt. Tuy việc ly hôn ngày nay không đến nỗi ghê gớm nữa, nhưng cũng không phải muốn là làm được. Những người bạn của tôi, có văn hóa , có sự nghiệp vững vàng, có gia đình bề thế...cũng bị hút theo những cuộc ngoại tình ngoài luồng, và cũng rơi vào tình trạng chung : không vượt qua được cuộc "nội chiến" bản thân. Trách nhiệm với chính mình, trách nhiệm với con cái, địa vị, danh dự và những thứ vô hình khác có sức mạnh trói buộc thật ghê gớm.

Bạn tôi nói, đối mặt, giải quyết được hết các vấn đề của một cuộc ly hôn,, đến lúc hai người về ở với nhau được cũng mệt lử, lương tâm lại còn không thanh thản. Anh ấy cũng đang có tình cảm sâu nặng với một phụ nữ đã có chồng. Hai người bàn tính chuyện ly hôn để về sống với nhau một cách hợp pháp, nhưng cuộc chiến đấu thất bại ngay từ đầu. Cuộc ly hôn nào không để lại những vết thương. Bố mẹ hai bên, họ hàng và day dứt hơn cả vẫn là những đứa con. Thành ra họ đành sống trong lẫn lộn vui buồn, giằng xé mâu thuẩn. Ngoại tình thì dễ, lấy nhau mới khó, có một diễn biến như ý càng khó hơn. Mà lấy nhau rồi, chắc gì cuộc sống đã được êm xuôi, tốt đẹp như lúc đang là tình nhân. Ai dám chắc một tình trạng hôn nhân tương tự không lặp lại.
........................................................

Tôi cần cái võ hôn nhân. Tôi cũng quen với cuộc sống có tình nhân rồi. Chưa bao giờ tôi thấy mệt như lúc này.

Vợ tôi đến giờ vẫn chưa biết gì chuyện tôi có tình nhân. Nhưng với đà này, liệu một ngày mọi sự có lộ ra? chẳng ai đảm bảo được điều đó. Vợ tôi vốn rất tin tưởng tôi. Phát hiện sự phản bội này, phản ứng của vợ tôi ra sao. Điều đó không nói ra ai cũng hình dung được. Sẽ là một trận chiến kinh hoàng. Gia đình đổ nát. Và con gái tôi sẽ tổn thương thế nào? Nỗi đau khổ, thiệt thòi của người tình tôi cũng khó đong đếm nổi. Tương lai cô ấy thuộc về đâu? Tất cả chỉ vì tôi đã không chiến thắng được sự ích kỷ và tham lam của mình.

Không ai một lúc làm tốt được nhiều việc, nhưng tôi vẫn cứ phải ngày qua ngày, tháng qua năm vừa là một người chồng, người bố tận tụy, vừa là một người tình có trách nhiệm.

Nhìn những người đàn ông không bồ bịch, tôi cứ thèm được trở về ngày trước thảnh thơi, không vướng bận. Kiểu ví von đàn ông như cái bình trà có xung quanh mấy cái tách là người đẹp xem ra không hẳn đã phù hợp với mọi đàn ông. Nếu dừng lại ở sự cảm mến nhẹ nhàng, bạn có thể rút lui êm xuôi khi bạn muốn, nhưng khi đã là tình cảm thực sự thì chẳng dễ gì. Ai ở trong cuộc mới hiểu nỗi khổ này.

Hãy giữ cho mình sự nghiêm khắc nhất định, dẫu sức hút đó, nhu cầu sẻ chia đó là có thật. Nếu bạn sa xuống hố, không chỉ là mình bạn mà còn kéo theo cả nhiều người khác. Cuộc hôn nhân nào cũng có vấn đề. Thay vì kéo dài, buông xuôi, hãy nghĩ cách điều trị, xem ra vẫn tốt hơn là đi tìm niềm an ủi bên ngoài.

Tìm đến người thứ ba không phải là biện pháp giải quyết vấn đề hôn nhân. Trĩu nặng lòng bạn, nặng trĩu lòng người. Đau đớn trái tim không biết lúc nào nguôi.

Nghịch cảnh của tôi hẳn chẳng phải cá biệt!

X.C